AIDA là gì? Case Study AIDA hiệu quả từ Netflix

  • Last update: 16/03/2022

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

AIDA là gì

Trong kinh doanh, làm thế nào khơi gợi hứng thú của người dùng về dịch vụ / sản phẩm và hành động theo mong muốn luôn là vấn đề khiến các doanh nghiệp phải đau đầu!

Một câu chuyện thực sự thú vị sẽ khiến mọi người quan tâm. AIDA là công thức xây dựng nội dung để thu hút người dùng quan tâm đến một vấn đề nhất định.

Việc bỏ qua mô hình AIDA là một sự thiếu sót khiến doanh nghiệp thụt lùi so với đối thủ trên “đấu trường” online. Để hiểu rõ mô hình AIDA là gì, bạn hãy đọc bài của Prodima nhé!

AIDA là gì?

AIDA là thuật ngữ được viết tắt từ 4 chữ: Attention, Interest, Desire và Action. Đây là mô hình tuyệt vời giúp doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu, dịch vụ / sản phẩm của mình.

Tiếp theo, AIDA tạo sự khao khát mạnh mẽ khiến người dùng phải hành động theo chủ đích cuối cùng của doanh nghiệp. Nhờ vào những lợi ích mang lại, AIDA trở thành công thức quen thuộc được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực bán hàng, quảng cáo, tiếp thị…

AIDA là gì
AIDA là mô hình tiếp thị tuyệt vời giúp doanh nghiệp có thể định hướng chiến lược tiếp cận người dùng và biến họ thành khách hàng tiềm năng

4 Thành tố chính + 1 thành tố phụ quan trọng trong mô hình AIDA

Từng thành tố trong mô hình AIDA đều có giá trị riêng biệt, cụ thể:

Attention: Gây chú ý

Để thu hút sự chú ý của người dùng, doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa ra chiến lược tiếp thị đúng hướng để khiến họ phải dừng lại và tiếp nhận thông điệp thương hiệu.

Doanh nghiệp hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để tìm được đáp án rõ ràng:

  • Làm thế nào để người dùng biết đến dịch vụ / sản phẩm của mình?
  • Nên triển khai chiến lược như thế nào tốt nhất?
  • Chiến dịch nâng cao nhận thức và củng cố thương hiệu là gì?
  • Nên sử dụng nền tảng, công cụ nào phù hợp?

Ví dụ:

  • “Bạn đang gặp khó khăn về tài chính?”.
  • “Này, bạn có tập luyện không?”.

Interest: Tạo sự thích thú

Việc tạo ra sự thích thú liên tục luôn là công việc cực kỳ khó khăn. Thu hút người dùng chỉ xảy ra trong thời gian nhất định mà không có tính lâu dài nếu bạn dừng lại và không cung cấp cho họ những điều mới lạ, ấn tượng.

Bạn cần nghiên cứu, phân tích mọi khía cạnh để tìm được điểm nổi bật nhất trong chủ đề và sản phẩm của mình. Đồng thời, bạn phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu thực sự cần gì để chọn lọc thông điệp và triển khai chiến lược tiếp cận phù hợp nhất.

Bạn không nên trình bày quá dài dòng sẽ khiến người dùng cảm thấy “ngán” và không ấn tượng điều gì. Hãy làm mọi thứ ngắn gọn và súc tích nhất cho thể sẽ khiến họ chú ý nhiều hơn. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn:

  • Làm thế nào để nhận được sự quan tâm của khách hàng?
  • Xây dựng nội dung nào hấp dẫn và thú vị?
  • Làm thế nào để xây dựng độ tin cậy và hỗ trợ danh tiếng?
  • Nên cung cấp thông tin ở đâu (website, video, xếp hạng khách hàng, nền tảng mạng xã hội…)?

Ví dụ:

  • “Loại đèn nến LED này có thể thắp sáng mọi không gian, dù rộng lớn như thế nào.”
  • “Công ty… đã tồn tại hơn 100 năm, nhận được rất nhiều lời phản hồi tốt của khách hàng ở Hoa Kỳ”.

Desire: Khơi gợi mong muốn

Tất cả doanh nghiệp đều muốn người dùng từ “thích” sang thực sự “muốn” sở hữu dịch vụ / sản phẩm của mình. Từ việc khơi gợi sự thích thú, “thỏa mãn” nhu cầu của người dùng – đồng nghĩa bạn đã nắm một phần trong “cuộc chiến” này.

Tâm lý chung của người dùng là muốn tiếp cận một điều gì mới mẻ và ấn tượng. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn thể hiện “mình chính là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của họ”.

  • Nhấn mạnh điểm nổi bật của sản phẩm / dịch vụ.
  • Cá nhân hóa tương tác với người dùng để tạo ra một kết nối cảm xúc.
  • Tạo các câu chuyện hấp dẫn để tăng tương tác.
  • Chia sẻ mẹo hữu ích và lời khuyên cho người dùng.

Ví dụ:

  • “Bạn có thể làm điều này bằng tay, nhưng sẽ nhanh hơn 35 lần khi sử dụng thiết bị chuyên dụng này.”
  • “Ngay khi cài đặt ứng dụng … Jason đã có 35% doanh số bán hàng ngay lập tức. Và bạn cũng vậy”.

Action: Thúc đẩy hành động

Có thể khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm của bạn, nhưng tất cả vẫn là con số 0 nếu họ không hành động. Dưới đây là một vài tips đưa ra lời kêu gọi mang tính chuyển đổi cao:

  • Dùng lời kêu gọi rõ ràng, từ ngữ mạnh mẽ (Mua ngay, Đăng ký ngay…).
  • Tạo CTA nổi bật (phông chữ lớn, màu sắc bắt mắt…).
  • Vị trí đặt CTA mà người dùng có thể nhìn thấy ngay.

Ví dụ:

  • “Đăng ký nhận bản tin email của … để cập nhật thông tin mới nhất về…”.
  • “Đăng ký thành viên để nhận quyền truy cập không giới hạn vào…”.

Ngoài 4 thành tố trên, mô hình AIDA đã bổ sung thêm chữ “R” giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch tiếp cận khách hàng và bán hàng tốt hơn:

Retention: Giữ chân

“Giữ chân” khách hàng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp có thể giới thiệu, bán kèm, bán thêm… các sản phẩm phụ liên quan.

Chữ “R” được thêm vào vì một số chuyên gia Marketing nhận thấy tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ với khách hàng:

  • Những đề xuất giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng?
  • Nên hoạt động trực tuyến / ngoại tuyến trong giai đoạn này như thế nào?

Case Study Netflix: 4 Giai đoạn xây dụng mô hình AIDA hiệu quả

AIDA là gì? Case Study AIDA hiệu quả từ Netflix hình ảnh 1
Netflix đã thu được rất nhiều khách hàng thân thiết khi áp dụng mô hình AIDA vào chiến lược truyền thông của mình

Khi đã hiểu rõ về các thành tố của AIDA là gì, nếu bạn chưa biết cách vận dụng AIDA vào quy trình kinh doanh – hãy tham khảo Case Study AIDA hiệu quả của Netflix dưới đây:

Giai đoạn 1: Xây dựng nhận thức

Netflix thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm đến người dùng như: Youtube Ads, Google Ads.

Giai đoạn 2: Thu hút sự quan tâm

Sau khi người dùng tiếp nhận thông tin và truy cập vào các Landing Page của Netflix – họ sẽ được trải nghiệm miễn phí 1 tháng để khám phá các tính năng và chương trình hấp dẫn trên Netflix.

Giai đoạn 3: Kích thích tò mò, mong muốn

Khi người xem đã quen với trải nghiệm xem phim liền mạch – Netflix sẽ bổ sung thêm các tính năng mở rộng để kích thích mong muốn đăng ký mua trọn gói của người dùng:

  • Video độ phân giải cao.
  • Hỗ trợ xem video trên mọi thiết bị.
  • Chương trình và phim tài liệu độc quyền chỉ có trên Netflix.
  • Nhiều bộ phim Hollywood, phim truyền hình trong khu vực.
  • Tạo nhiều hồ sơ chỉ trong một tài khoản.
  • Không xuất hiện quảng cáo khi xem.
  • Xem ngoại tuyến và tùy chọn tải xuống.
  • Xem nhiều màn hình cùng lúc.
  • Các đề xuất cá nhân hóa (phim, chương trình truyền hình) dựa trên lịch sử xem.
  • Tiếp tục xem video cũ mà bạn đã rời đi trước đó.
  • Hỗ trợ xem trên các thiết bị internet tốc độ thấp…

Giai đoạn 4: Thúc đẩy hành động

Khi người dùng đã “đắm chìm” vào sản phẩm, Netflix sẽ cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau và tính năng tùy chọn dừng đăng ký bất cứ lúc nào để chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.

Lời kết

Bạn đã hiểu rõ về mô hình AIDA là gì – đây là chiến lược truyền thông Marketing giúp thu hút sự chú ý của người dùng => tạo sự quan tâm, hình thành mong muốn và thúc đẩy họ hành động theo mục tiêu cuối cùng.

Những doanh nghiệp muốn thử nghiệm chiến lược tiếp thị mới để tăng lượng khách hàng tiềm năng thì mô hình AIDA sẽ hỗ trợ thực hiện hoàn hảo.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.

Bài viết hữu ích: