Tháp Maslow được xem là công cụ hỗ trợ các nhà tiếp thị có thể thực hiện nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng tốt hơn. Đồng thời, học thuyết Maslow được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: marketing, du lịch, học tập, giáo dục, quản trị, tình yêu… do đó, có thể bạn đã nghe về tháp nhu cầu Maslow nhưng chưa hiểu rõ nó là gì?
Bài viết của Prodima Vietnam sẽ giúp bạn hiểu cụ thể về tháp Maslow và những ứng dụng tuyệt vời trong Marketing, SEO.
Hiểu chi tiết về tháp Maslow
Tháp Maslow được nghiên cứu và phát triển bởi Nhà tâm lý học Abraham Maslow trong bài viết “A Theory of Human Motivation” vào năm 1943. Tháp nhu cầu Maslow gồm 5 tầng chính, tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu / mong muốn của con người – càng lên cao thì nhu cầu của con người sẽ càng phức tạp / đòi hỏi cao hơn. Kim tự tháp Maslow giúp các Marketer hiểu rõ hành vi của người dùng – ngay cả khi họ không ý thức được điều đó.
Để hiểu rõ các tầng tháp nhu cầu của Maslow, bạn hãy tiếp theo dõi bài viết của Prodima Vietnam nhé!

5 Tầng quan trọng trong tháp nhu cầu Maslow
5 Tầng của tháp Maslow được xây dựng chi tiết từ dưới lên trên. Trong đó, 4 tầng đầu tiên được hình thành từ sự thiếu hụt và sinh ra tầng 5 nhằm lắp đầy mong muốn. Cụ thể như sau:
Tầng 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological)
Nhu cầu sinh lý là một nhu cầu phổ biến của con người – theo học thuyết Maslow nói rằng: “Con người phải đáp ứng các nhu cầu sinh lý trước khi theo đuổi sự thỏa mãn ở mức độ cao hơn”. Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng sẽ làm gia tăng sự bất mãn trong con người.
Định nghĩa về Nhu cầu sinh lý sẽ dựa trên Trạng thái và Đặc điểm, trong đó:
- Đối với Trạng thái: Ám chỉ sự khoái cảm và nâng cao động lực để thực hiện một điều mong muốn.
- Đối với Đặc điểm: Ám chỉ đến nhu cầu lâu dài không thể thay đổi, trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống con người.
Nếu muốn theo đuổi động lực nội tại ở tầng cao nhất trong tháp Maslow, con người cần được đáp ứng nhu cầu sinh lý. Đồng nghĩa nếu một người đang gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sinh lý của bản thân thì họ không thể theo đuổi sự an toàn, lòng tự trọng, xã hội và tự thể hiện.
Nhu cầu sinh lý bao gồm:
- Nơi trú ẩn;
- Thực phẩm và Nước;
- Cân bằng nội môi;
- Ngủ;
- Quần áo;
- Sức khỏe.
Ví dụ: Bạn không thể tiếp tục gắn bó với công ty hiện tại vì mức thu nhập quá thấp không phục vụ tốt cho cuộc sống hàng ngày. Hoặc bạn không thể làm bất kỳ việc gì nếu đang trong tình trạng vừa đói vừa khát – cơ thể lúc này “rung chuông” cảnh báo bằng các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải…
Tầng 2: Nhu cầu an toàn (Safety)

Khi nhu cầu sinh lý của con người được thỏa mãn, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm sự an toàn và chi phối hành vi. Học thuyết Maslow sẽ đưa ra trường hợp cụ thể sau:
- Trường hợp không có sự an toàn về thể chất do: phân biệt chủng tộc do chiến tranh, dụng thời thơ ấu, bạo lực gia đình, thảm họa tự nhiên, chiến tranh… khiến mọi người có thể (tái) trải qua chấn thương tâm lý, dẫn đến rối loạn căng thẳng kéo dài.
- Trường hợp không có điều kiện kinh tế do: thiếu cơ hội làm việc, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế… được thể hiện qua nhiều cách như chứng nhận nhà ở, chính sách bảo hiểm, tài khoản tiết kiệm, thủ tục khiếu nại, ưu tiên bảo đảm công việc… Mức độ này thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn vì chúng thường mong muốn tìm kiếm sự an toàn lớn hơn.
Nhu cầu về an ninh và an toàn là việc bảo vệ chúng ta khỏi những tổn thương. Chúng bao gồm: môi trường an toàn, sức khỏe, an ninh công việc và nơi trú ẩn.
Nếu một người không cảm thấy an toàn ngay chính trong môi trường sống của họ => họ sẽ tìm kiếm sự an toàn đầu tiên trước khi cố gắng đáp ứng nhu cầu sống cao hơn. Nhưng nhìn chung, Nhu cầu an toàn vẫn không quan trọng bằng Nhu cầu sinh lý.
Nhu cầu an toàn bao gồm:
- Sức khỏe và Hạnh phúc;
- An ninh tài chính;
- An ninh cảm xúc;
- An ninh cá nhân;
- Chống lại bệnh tật / tai nạn và tác động bất lợi của chúng.
Ví dụ: Nếu một cá nhân còn phụ thuộc vào gia đình hoặc thu nhập thấp thường có xu hướng chọn các địa chỉ rẻ để ăn uống nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo có thể trang trải đủ cho cuộc sống và phục vụ cho các Nhu cầu sinh lý cơ bản.
=> Khi thu nhập tăng cao, họ sẽ chuyển hướng sang quan tâm đến sức khỏe và lựa chọn những quán ăn cao cấp hơn, sạch sẽ và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Tầng 3: Nhu cầu xã hội (Belonging Needs)
Khi con người đã được thỏa mãn về Nhu cầu an toàn và sinh lý cơ bản, điều tiếp theo họ tìm kiếm chính là Nhu cầu về xác hội và gồm các cảm giác cần thuộc về.
Nhu cầu này có sự phát triển mạnh mẽ nhất vì xuất hiện xuyên suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Thậm chí còn vượt qua cả Nhu cầu an toàn – bạn có thể quan sát ở những đứa trẻ phải sống trong cảnh bạo hành, ngược đãi.
Các thiếu sót trong tầng này thường liên quan đến những yếu tố như tẩy chay, trốn tránh, bị bỏ mặc… tạo ra các tác động tiêu cực đến cảm xúc và khả năng duy trì tâm sinh lý trong các mối quan hệ.
Nhu cầu xã hội bao gồm:
- Tình gia đình;
- Tình bạn;
- Sự thân mật.
Theo học thuyết Maslow, con người sở hữu nhu cầu lớn về tình cảm, muốn được chấp nhận và thuộc về một nhóm xã hội nào đó dù lớn hay nhỏ chẳng hạn: gia đình, đối tác, đồng nghiệp, cộng đồng trực tuyến, băng đảng, tôn giáo, câu lạc bộ, đội thể thao…
Mỗi con người chúng ta đều cần yêu và được yêu, bao gồm về tình dục và phi tình dục – được tạo ra bởi người khác. Có rất nhiều người sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm lâm sàng, cô đơn và lo lắng thái quá khi không có tình yêu.
Các nhu cầu này có thể áp chế được Nhu cầu an toàn và Nhu cầu sinh lý tùy vào từng sức mạnh mà chúng mang lại. Tuy nhiên, cũng có một số cá nhân có Nhu cầu về lòng tự trọng cao hơn nhu cầu thuộc về xã hội. Đồng thời, đối với những người khác thì nhu cầu cần được thể hiện sự sáng tạo có thể thay thế cho các nhu cầu cơ bản nhất.
Ví dụ: Bạn là sinh viên năm nhất mới nhập học – điều quan tâm nhất lúc này là có thể tìm được chỗ trọ gần trường và an toàn. Sau một khoảng thời gian học tập, bạn đã mở rộng mối quan hệ của mình theo nghĩa tích cực: trạng thái vui vẻ và hoạt bát hơn… hoặc theo nghĩa tiêu cực: trở thành kẻ cô độc khi đến trường.
=> Nếu nhu cầu này không thỏa mãn được bạn, hãy tiếp tục tham gia vào các câu lạc bộ của trường / nhóm học tập của lớp để mở rộng mối quan hệ.
Tầng 4: Nhu cầu được tôn trọng (Esteem)

Mỗi con người trên thế giới đều có lòng tự trọng và tự tôn ổn định. Tháp Maslow đã đưa ra 2 phiên bản về nhu cầu quý trọng gồm: phiên bản “Cao hơn” và phiên bản “Thấp hơn”. Cụ thể:
- Phiên bản “Cao hơn”: là nhu cầu về địa vị hay nhu cầu bản ngã, bao gồm cả nhu cầu về sự tự do, độc lập, làm chủ, năng lực và sức mạnh. Trong phiên bản này đã nhấn mạnh “hệ thống phân cấp là một khối liên kết chặt chẽ không tách rời nhau” – đồng nghĩa lòng tự trọng và các cấp độ liên quan không được tách biệt. Con người sẽ phát triển mối quan tâm này đến khi nhận được sự tôn trọng, địa vị và công nhận từ người khác.
- Phiên bản “Thấp hơn”: là nhu cầu tôn trọng người khác, bao gồm sự chú ý, uy tín, danh tiếng, sự công nhận và địa vị.
Mỗi con người đều có nhu cầu cần được tôn trọng, Esteem đã cho thấy mong muốn điển hình của con người là muốn người khác phải chấp nhận và coi trọng mình.
Mọi người thường phô diễn một sở thích hoặc tham gia vào ngành nghề của mình để được công nhận. Thông qua những hoạt động này, người đó sẽ có cảm giác đạt được thành tựu và tạo ra giá trị.
Lòng tự trọng thấp xuất phát từ sự tự ti, mặc cảm trong lành dẫn đến sự mất cân bằng của Tầng này trong hệ thống phân cấp. Hầu hết những người này rất muốn có được sự tôn trọng của người khác, thậm chí họ sẽ tìm kiếm vinh quang hoặc danh tiếng. Tuy nhiên điều này không hề giúp họ đạt được mong muốn, trừ khi họ chấp nhận bản thân mình là ai trong xã hội này.
=> Việc mất cân bằng tâm lý như buồn phiền, trầm cảm sẽ khiến con người khó tập trung thực hiện mục tiêu để đạt được lòng tự trọng cao hơn.
Ví dụ: Tiếp tục về ví dụ của bạn sinh viên trên, sau khi thỏa mãn nhu cầu về tạo dựng mối quan hệ, bạn lại muốn trở thành người có tiếng nói trong lớp / cộng đồng và muốn mọi người phải kính trọng mình. Lúc này lại xuất hiện một nhu cầu mới, bạn cần nỗ lực thực hiện bằng cách làm việc hết mình, tham gia hoạt động thường xuyên hơn… Về lâu dần, mọi người sẽ đánh giá được năng lực và công nhận những gì bạn cống hiến, thậm chí đề xuất bạn thành trưởng hợp hoặc đảm nhận một chức vụ gì đó => nhu cầu về Tôn trọng của bạn đã được đáp ứng.
Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualization)
Câu trích dẫn nổi tiếng: “What a man can be, he must be” trở thành cơ sở cho nhu cầu muốn thể hiện bản thân. Cấp độ này sẽ nhấn mạnh về việc nhận thức năng lực đầy đủ của con người.
Maslow giải thích câu nói ở trên rằng: một người có thể làm được mọi thứ để hoàn thiện bản thân tốt hơn – nếu họ có khả năng. Từng cá nhân sẽ có suy nghĩ và nhận thức về nhu cầu này hoàn toàn khác biệt.
Cụ thể: có người muốn trở thành cha mẹ hoàn hảo, người thì muốn là nhà sáng tạo nghệ thuật; thắng các cuộc thi; có sức mạnh; là người tiên phong… Để có thể hiểu rõ nhu cầu này, con người phải đạt được các cấp độ trước của tháp Maslow và phải kiểm soát được chúng.
Nhu cầu thể hiện bản thân được xây dựng dựa trên các cuộc thảo luận về yếu tố tạo nên động lực, trong đó Tự thể hiện được hiểu là “Mục tiêu” – động lực cụ thể và rõ ràng. Từng nấc nhu cầu trước đó chính là các bước phải thực hiện để đạt được kết quả – Tự thể hiện.
Động lực chính là Mục tiêu của Hệ thống phần thưởng, đóng vai trò thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu nhất định. Những cá nhân tự xây dựng động lực để thay đổi mục tiêu này phải nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu, ý thức và mối quan hệ về bản thân – sẽ thể hiện như thế nào thông qua các hành vi của họ.
Như cầu Tự thể hiện bao gồm:
- Sử dụng và phát triển tài năng, năng lực;
- Theo đuổi mục tiêu;
- Tìm kiếm cộng sự;
- Nuôi dạy con cái.
3 Tầng nhu cầu Maslow mở rộng
Ngoài 5 tầng lớn ở trên, tháp nhu cầu Maslow đã được mở rộng thêm 3 tầng nhằm diễn ra nhu cầu / tâm lý của con người chi tiết hơn:
Tầng 6: Nhu cầu nhận thức (Cognitive)

Là những nhu cầu nhấn mạnh về sự hiểu biết và tri thức của mỗi cá nhân – có liên quan đến sự phát triển và tồn tại của con người.
Để đạt được nhu cầu này, con người phải học tập, tìm tòi và tiếp thu những cái mới – những thứ mà chưa có trong kinh nghiệm cá nhân. Dựa vào những kinh nghiệm đó để bản thân có thể phát triển bản thân tốt hơn.
Tầng 7: Thu cầu thẩm mỹ (Aesthetic)
Cấp độ này đòi hỏi sự thỏa mãn về vẻ đẹp hoặc hoạt động tinh thần nhằm tạo ra các giá trị thẩm mỹ đặc biệt trong cuộc sống con người.
Tầng 8: Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence)
Nhu cầu này vượt qua mọi giới bản thân để tìm về những điều ẩn sâu nơi tiềm thức, chẳng hạn như: lòng nhân hậu, bác ái, tâm linh, linh cảm, trực giác.
Ví dụ: Bạn thực hiện các chuyến thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Ứng dụng tháp Maslow trong Marketing và SEO
Trong phần này, Prodima Vietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ ứng dụng của tháp Maslow trong Marketing và SEO với những lợi ích quan trọng như thế nào nhé!
Ứng dụng của tháp Maslow trong Marketing
Nghiên cứu về khách hàng là công việc không thể thiếu trong mọi chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Thông qua tháp nhu cầu Maslow, bạn sẽ hiểu rõ khách hàng của mình là ai? Họ đang ở đâu? Nhu cầu, sở thích và mong muốn của họ là gì? Dựa vào đó, các Marketer có thể đưa ra chiến lược tiếp cận hiệu quả nhất.
Phân cấp thị trường mục tiêu
Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, câu hỏi đầu tiên mà các Marketer nên hỏi: “Nên đánh vào phân khúc thị trường nào sẽ tốt?”. Đừng lo lắng, tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!
Maslow phân tầng cụ thể từng nhu cầu của khách hàng từ cao đến thấp (như Prodima Vietnam đã chia sẻ ở trên) – tương ứng với hành vi / sở thích của khách hàng.

Để triển khai chiến dịch tiếp thị thành công, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được thị trường mục tiêu cần hướng đến để có thể cung cấp sản phẩm / dịch vụ phù hợp để đáp ứng khách hàng và chiếm được thị phần này.
Xác định đối tượng mục tiêu
Khi biết rõ phân khúc thị trường kinh doanh, bạn nên xác định từng nhóm khách hàng với hành vi, nhu cầu khác nhau.
Ứng dụng tháp Maslow sẽ giúp các Marketer dễ dàng phát họa chính xác chân dung khách hàng mục tiêu. Thông qua đó chọn Điểm chạm Tiềm năng để đưa ra phương thức Tiếp cận. Cuối cùng là nắm bắt Insight khách hàng để cung cấp thông điệp truyền tải hiệu quả.
- Có thể bạn quan tâm: Customer Insight Là Gì? 6 Chiến Lược Xây Dựng Customer Insight Đỉnh Cao
Ví dụ: Bạn kinh doanh thức ăn nhanh với mức giá tương đối rẻ, thì nên hướng đến các đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên hay những người có mức thu nhập thấp.
Ngược lại, nếu nhắm vào những đối tượng giàu có thì bạn cần xem xét các yếu tố về tính thẩm mỹ, an toàn, vệ sinh, giá trị thương hiệu và chất lượng món ăn.
Thúc đẩy bán hàng
Khi doanh nghiệp hiểu rõ Khách hàng mục tiêu, biết được họ “sợ” gì, cần gì và muốn gì => dựa vào đó, xây dựng chiến lược Marketing tiếp cận đúng cách => tăng khả năng chốt đơn liên tục. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể bán hàng thành công và thu được lượng khách hàng trung thành lâu dài.
Tăng hiệu suất công việc
Tháp nhu cầu Maslow còn giúp các công ty có thể quản lý nhân sự hiệu quả khi có thể tìm ra nhu cầu / mong muốn của nhân viên để sắp xếp vị trí làm việc phù hợp cũng như kích thích tinh thần làm việc của họ.

Ứng dụng của tháp Maslow trong SEO
Nếu bạn hiểu và ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong SEO chính xác sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Cụ thể:
Hiểu rõ nhu cầu khách hàng trong SEO
Bước đầu tiên khi làm SEO chính là phân tích tình trạng website hiện tại và phân tích hành vi / nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.
Việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp các SEOer xây dựng chiến thuật content “đánh” trúng tâm lý của họ và tạo ra doanh thu cho công ty.
- Đối với Prodima Vietnam – dựa vào tháp Maslow, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ xác định vấn đề mà khách hàng đang gặp phải => đưa ra giải pháp digital tối ưu nhất => sau khi hoàn thành mới bắt tay vào thực hiện. Đó cũng là lý do Prodima Vietnam luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các công ty lớn / nhỏ hiện nay.
Nhân viên thực hiện SEO
Tháp nhu cầu Maslow sẽ minh họa chi tiết đặc điểm của từng cấp bậc nhân viên. Dựa vào đó, Leader / Quản lý phải có nhiệm vụ thúc đẩy mọi người phát huy được hết khả năng của mình để làm việc một cách trơn tru, mang lại hiệu quả kinh doanh cao => đáp ứng nhu cầu hiện tại và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Case Study: Ứng dụng tháp Maslow trong chiến dịch Marketing
Nhờ vào tính ứng dụng tuyệt vời của tháp nhu cầu Maslow, doanh nghiệp có thể áp dụng vào các chiến dịch Marketing của mình để thúc đẩy hiệu suất công việc tăng nhanh chóng.
Ứng dụng Tik Tok
Chắc hẳn có nhiều doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ cách TikTok hoạt động như thế nào.
TikTok hiện thu hút rất nhiều người tham gia ở mọi độ tuổi. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 38% người tham gia TikTok tại Hoa Kỳ trên 30 tuổi. Nhiều chuyên gia nhận định TikTok là nền tảng kinh doanh mới, giúp doanh nghiệp có thể bán hàng hiệu quả với chi phí tương đối thấp.
Đặc biệt, lượng người tương tác trên TikTok rất lớn, giúp nền tảng này đánh bại mọi ứng dụng khác. Thêm vào đó, TikTok thực sự làm tốt trong việc giữ chân người dùng – với lượng tương tác khoảng 45 phút mỗi ngày.
Coca-Cola – Chiến dịch In tên lên vỏ lon
Có thể nói rằng chiến dịch Marketing này của Coca-Cola thành công hơn cả mong đợi. Với hàng triệu người dân tham gia khiến lượng tiêu thụ coca tăng hơn 7% sau chiến dịch so với trước đây.
Điều gì tạo nên sự thành công rực rỡ của chiến dịch này? Coca-Cola nhắm mục tiêu đến nhóm người dùng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để “nhờ” họ quảng bá chiến dịch. Kết quả truyền thông thu được là 18 triệu lượt xem trên tất cả các trang mạng xã hội.
Coca-Cola cực kỳ thông minh khi cấp cho người dùng quyền sáng tạo và sở hữu thương hiệu với các tên gắn với sản phẩm. Điều này giúp Coca-Cola nhanh chóng tiếp cận và tương tác với mọi khách hàng ở một cấp độ hoàn toàn mới.

3 Lưu ý cần khi nhớ khi áp dụng tháp Maslow
Không dập khuôn “10 như 1”
Tháp nhu cầu Maslow được xây dựng dựa trên những nhu cầu thực tế của con người – nhưng không phải là tuyệt đối.
Mặc dù các nhu cầu trên đều là mong muốn chung của hầu hết con người nhưng nó sẽ chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố khác: tình hình và hoàn cảnh hiện tại của mỗi người.
=> Qua đó bạn có thể hiểu được, chỉ duy nhất Nhu cầu sinh lý (Tầng 1) là điểm chung của tất cả mọi người. Và đây chính là nền tảng vững chắc để hình thành các cấp độ cao hơn của con người.
“Nhu cầu tăng” – không phải lúc nào cũng vậy!
Hầu hết mọi người đều muốn tăng nhu cầu của mình từ tầng đầu cho đến tầng cao nhất của tháp Maslow.
Nhưng thực tế, không phải lúc nào nhu cầu của con người cũng phát triển theo đúng trình tự này. Sẽ có nhiều biến cố trong cuộc sống hay các yếu tố tác động bên ngoài (không thể lường trước) sẽ khiến các nhu cầu này đảo lộn.
Ví dụ các vấn đề về: tai nạn, nợ nần, ly hôn, thất nghiệp… là những tác nhân gây gián đoạn nhu cầu của con người. Sau đó, trình tự các nhu cầu sẽ thiết lập lại từ đầu.
Các nhu cầu ở tầng dưới không nhất thiết phải đáp ứng trọn vẹn thì mới xuất hiện những nhu cầu ở tầng trên. Theo nghiên cứu cho thấy:
- “Một nhu cầu không cần đáp ứng 100% mới được chuyển sang nhu cầu sau. Chỉ cần con người thấy thỏa mãn với nhu cầu hiện tại ở một mức độ cụ thể thì đã có thể xuất hiện nhu cầu mới.”
Có thể mở rộng tháp nhu cầu Maslow
Ngoài 8 tầng tháp nhu cầu Maslow đã nêu trên, tùy vào chiến lược của từng doanh nghiệp mà có thể mở rộng thêm các tầng theo thứ tự như sau:
- Nhu cầu sinh học.
- Nhu cầu an toàn.
- Nhu cầu xã hội.
- Nhu cầu được tôn trọng.
- Nhu cầu được thể hiện bản thân.
Kết luận
Qua những chia sẻ của Prodima Vietnam, bạn có thấy tháp Maslow mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời trong Marketing, giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu và phân tích hành vi / nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn.
Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.