8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh

  • Last update: 28/04/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 1

Khảo sát của Nielsen cho thấy: Có đến 59% người dùng sẽ chọn mua sản phẩm mới từ những doanh nghiệp quen thuộc với họ.

Các doanh nghiệp SME khó cạnh tranh hơn với các tập đoàn lớn vì tệp khách hàng cũng như ngân sách tiếp thị. Chính vì thế, họ phải tìm một giải pháp hoàn toàn mới để xây dựng thương hiệu của riêng mình.

NHƯNG… thương hiệu không được thể hiện ở một logo đẹp hay một quảng cáo được đặt ở vị trí đẹp, mà cần rất nhiều hơn thế.

Và đó cũng là lý do Prodima tạo ra bài viết này để giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc định hình và tạo dựng thương hiệu tốt nhất.

Chúng ta sẽ bắt đầu ngay nhé!

Thương hiệu – Brand là gì?

Thương hiệu hay Brand là thước đo để đánh giá những suy nghĩ / cảm nhận của khách hàng về một doanh nghiệp hay cá nhân.

xây dựng thương hiệu
Thương hiệu (Brand) là giá trị đo lường cảm nhận của khách hàng về một doanh nghiệp

Để xây dựng một thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn, bạn phải kết hợp các phương tiện truyền thông và tăng trải nghiệm của khách hàng, như:

  • Showrooms / Cửa hàng trưng bày sản phẩm hoặc văn phòng đại diện.
  • Quảng bá thương hiệu thông qua tờ rơi, bao bì, banner.
  • Kết hợp giữa website cùng các chiến lược Marketing Online.
  • Xây dựng hệ thống content chất lượng cao.
  • Đầu tư cho khâu sale, khuyến mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Tỷ phú Jeff Bezos từng khẳng định: “Thương hiệu là tất cả những điều mà người khác nhìn và nghĩ về bạn ở bất kỳ nơi đâu”.

=> Tóm lại, thương hiệu chính là danh tiếng mà một doanh nghiệp xây dựng được.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là sử dụng các chiến lược Marketing đặc biệt giúp thương hiệu của doanh nghiệp bạn trở nên đẹp và ấn tượng sâu trong mắt người dùng.

Bạn có thể triển khai các hoạt động Digital Marketing dưới đây để quảng bá thương hiệu của mình:

  • Tăng trải nghiệm người dùng trên website.
  • Tối ưu hóa SEOContent Marketing.
  • Thực hiện các chiến dịch Email Marketing và Tiếp thị truyền thông xã hội.
  • Quảng cáo trả tiền (PPC).

Đây là những kênh giúp bạn đạt được nhận thức và tăng trưởng thương hiệu mà bạn nên nắm rõ để không lệch hướng khi triển khai.

4 Yếu tố quan trọng khi xây dựng thương hiệu

Tạo nền tảng vững chắc

Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng Internet và các nền tảng Social Media, mở ra nhiều cơ hội giúp các doanh nghiệp SEM có thể xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trên thế giới mạng.

Trong đó, website được xem là “trụ sở” quan trọng của tất cả doanh nghiệp / nhà bán lẻ đang kinh doanh trực tuyến. Những dịch vụ / sản phẩm và nội dung trên trang nếu được tối ưu tốt sẽ tăng khả năng tiếp cận đến lượng lớn khách hàng trên diện rộng.

Thông qua trang web, bạn có thể triển khai các chương trình quảng bá sản phẩm mới, bán hàng… đến khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Đầu tư vào Logo nhận diện thương hiệu

Tập trung vào “bộ mặt” nhận diện công ty, đặc biệt là phần logo – Yếu tố giúp người dùng có thể nhận ra doanh nghiệp bạn ngay khi nhìn vào.

8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 2
Logo nhận diện là yếu tố cực kỳ quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào

Logo cần được thiết kế theo quy trình chuẩn từ việc chọn font chữ, hình ảnh cho đến màu sắc phải thể hiện được thông điệp muốn truyền tải đến người dùng. Và đừng quên thêm Brand Guidelines để giúp Logo đẹp toàn diện hơn.

Tập trung vào thông điệp truyền tải

Triết lý và thông điệp của doanh nghiệp phải “mạnh”, nhất quán và dễ hiểu. Như vậy, khách hàng mới nhanh chóng định vị thương hiệu bạn là ai? Vì sao họ phải sử dụng dịch vụ / sản phẩm của bạn?

Lời khuyên tốt nhất: Bạn nên cho mọi người thấy điểm đặc trưng khác biệt chỉ có ở thương hiệu bạn so với các đối thủ cạnh tranh.

  • Tagline (Thông điệp ngắn nhưng mạnh mẽ) khiến khách hàng có thể cảm nhận được sự nhiệt huyết và tinh thần của doanh nghiệp. Tagline không bắt buộc nhưng đóng vai trò như một “lực đẩy” giúp thông điệp lan tỏa trên diện rộng.

Đảm bảo mọi bộ phận công ty đều “thấm nhuần” thương hiệu

Ngoài việc tập trung tăng sức mạnh cho thương hiệu từ những yếu tố bên ngoài, bạn nên phổ cập giá trị thương hiệu cho tất cả nhân viên của mình.

=> Hãy đảm bảo tất cả bộ phận đều “thấm nhuần” triết lý sâu sắc của thương hiệu.

Đặc biệt là khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng, họ sẽ truyền tải tính chất nổi bật của brand doanh nghiệp đến khách hàng hiệu quả hơn.

Thương hiệu vs Nhãn hiệu

Rất nhiều người nhầm lẫn Thương hiệu là Nhãn hiệu và ngược lại. Thật ra, tính chất của 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

  • Thương hiệu (Brands) được định nghĩa theo WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới): “Là dấu hiệu vô hình hoặc hữu ích giúp nhận biết một dịch vụ hay sản phẩm nào đó được cung cấp hay sản xuất bởi một tổ chức hay một cá nhân“.
  • Nhãn hiệu (Trademarks) được định nghĩa Khoản 16 Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ: “Là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của các cá nhân, tổ chức khác nhau”.
8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 3
Thương hiệu và Nhãn hiệu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau

Hiểu đơn giản hơn:

  • Một nhà sản xuất hay doanh nghiệp chỉ có 1 Thương hiệu duy nhất, nhưng có thể có nhiều Nhãn hiệu. Ví dụ: Thương hiệu Unilever có nhiều nhãn hiệu sản phẩm như Omo, Sunlight, Comfort…
  • Thương hiệu là tổng hợp tất cả yếu tố góp phần tạo nên danh tiếng cho thương hiệu doanh nghiệp. Ngược lại, Nhãn hiệu là sẽ đi kèm với một sản phẩm để phân biệt giữa các mặt hàng với nhau.

Kết lại: Nhãn hiệu là một trong những bước đệm đầu tiên để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đến khách hàng.

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu

Thương hiệu thể hiện danh tiếng, lợi thế và niềm tin của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Tạo dựng thương hiệu đồng nghĩa doanh nghiệp bạn đang tạo dựng uy tín đến với người dùng.

Một thương hiệu thành công sẽ thu hút người dùng trên phạm vi rộng và biến họ thành những người mến mộ trung thành. Điều này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Và khi thương hiệu của bạn càng nổi tiếng sẽ nhận được rất nhiều lời mời hợp tác từ các nhà đầu tư khác cũng như mang về lượng Leads khủng, thúc đẩy quá trình phát triển bền vững theo thời gian.

Bạn nên nhớ rằng: Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng giá rất “chát” của mỗi doanh nghiệp. Chính điều này đã thôi thúc rất nhiều doanh nghiệp SEM luôn tìm cách xây dựng và phát triển thương hiệu.

Prodima sẽ tổng hợp các lợi ích thiết thực khi xây dựng Brand thành công mà các doanh nghiệp không được bỏ qua:

  • Người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến doanh nghiệp khi muốn mua sản phẩm.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh cao.
  • Tăng độ tin cậy và giá trị cho doanh nghiệp.
  • Tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận ROI.
  • Tạo niềm tự hào cho nhân viên.
8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 4
Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng và thu lợi nhuận cao hơn

Quy trình xây dựng thương hiệu từ A-Z

Xác định đối tượng mục tiêu

Trước khi bước vào xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hay cá nhân, điều quan trọng là bạn phải biết rõ đối tượng mục tiêu của mình.

Chỉ khi biết được mọi hoạt động của mình sẽ nhắm đến ai, thì bạn mới biết được mình nên làm như thế nào để “thỏa mãn” nhu cầu của họ.

  • Khắc họa rõ nét Chân dung Nhân khẩu học lý tưởng sẽ giúp bạn tìm được phương thức tiếp cận và tạo dựng thương hiệu phù hợp nhất đến họ.

Một vài thông tin quan trọng bạn cần nắm rõ khi xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng:

  • Tuổi tác.
  • Giới tính.
  • Trình độ học vấn.
  • Địa chỉ.
  • Thu nhập.

Bên cạnh đó, bạn có thể đi sâu vào các vấn đề như:

    • Vấn đề gặp phải / nỗi đau.
    • Ảnh hưởng.
    • Mục tiêu.
    • Động lực hành động.
    • Mức độ ưu thích của thương hiệu.
  • Điều quan trọng là bạn phải thu hẹp Nhóm đối tượng mục tiêu thì thông điệp thương hiệu mới truyền tải trọn vẹn.

Việc xác định Nhân khẩu học chính xác được xem là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, đặc biệt là khi triển khai các chiến dịch Digital Marketing.

8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 5
Xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch tiếp cận hiệu quả

Thiết kế Logo và Slogan độc nhất

Hầu hết người dùng khi tìm đến một doanh nghiệp đều thông qua Logo và Slogan (Bộ nhận diện thương hiệu) ấn tượng.

Nhưng để làm tốt điều này lại không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

  • Nếu bạn chưa biết bắt đầu thiết kế logo và sáng tạo slogan như thế nào, hãy sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của Prodima ngay!

Tuyên ngôn sứ mệnh của thương hiệu

Tuyên bố sứ mệnh được hiểu rằng là giúp mọi người hiểu được mục đích tồn tại của doanh nghiệp.

Sứ mệnh của thương hiệu là gì? Bạn nên hiểu rõ về mục tiêu mình đang theo đuổi cũng như giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng để có thể áp dụng mọi khía cạnh vào chiến thuật xây dựng thương hiệu thành công.

Tất cả mọi yếu tố từ: Logo, tagline, cá tính, thông điệp cho đến tông giọng mà thương hiệu sử dụng phải phản ánh sứ mệnh này. Để khi khách hàng muốn biết doanh nghiệp đang làm gì, bạn có thể dùng Tuyên ngôn sứ mệnh của thương hiệu để trả lời họ.

Ví dụ về Nike:

  • Với những người đam mê giày thể thao đều biết rõ Slogan của Nike là Just Do It. Nhưng có bao giờ bạn thử tìm hiểu về tuyên ngôn sứ mệnh này chưa?
  • Just Do It truyền cảm hứng nhưng không đưa ra lời hứa hẹn nào, ngụ ý chính của thông điệp này: “Dù bạn có gặp bất kỳ khó khăn trong cuộc sống, hãy cố gắng vượt qua và làm mọi thứ mình muốn, chắc chắn bạn sẽ thành công”.
  • Bạn sẽ thấy Nike “đưa” sứ mệnh này đi khắp mọi nơi bằng cách quảng bá sản phẩm trực tiếp thông qua hình ảnh những vận động viên mang đôi giày Nike trên sân đấu nhằm truyền tải hình ảnh tốt nhất.
  • Thậm chí, Nike đã mở rộng sứ mệnh thương hiệu khi thêm vào dòng chữ “If you have a body, you are an athlete” – dịch ra là: Chỉ cần bạn có một cơ thể, bạn chính là vận động viên”. Hãng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới.
8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 6
Tuyên ngôn nổi tiếng của Nike

=> Điều này đã tạo nên thành công đặc biệt cho thương hiệu Nike: Mặc dù sản phẩm của họ là giày thể thao, nhưng lại thu hút rất nhiều khách hàng ở mọi ngành nghề khác nhau.

Nghiên cứu đối thủ

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Và điều này hoàn toàn đúng trong thời đại tiếp thị kỹ thuật số ngày nay.

  • Chỉ khi nắm rõ các hoạt động của đối thủ, điểm mạnh và điểm yếu của họ, bạn mới có thể tạo ra một chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công.

Bạn có thể thăm dò thương hiệu của đối thủ bằng cách thu thập những thông tin cơ bản như:

  • Chất lượng dịch vụ / sản phẩm của họ.
  • Triết lý và thông điệp của họ có hấp dẫn hay không.
  • Những phản hồi / đánh giá từ người dùng về sản phẩm của họ.
  • Họ đang áp dụng các chiến lược tiếp thị và kênh quảng bá nào.

Bạn chỉ cần lọc từ 2-4 đối thủ để tiến hành phân tích và đánh giá.

Thông quá đó, hãy tận dụng những kẽ hở đắt giá để có thể triển khai các chiến lược xây dựng đặc biệt và phát triển thương hiệu tốt nhất.

Làm nổi bật lợi ích mà thương hiệu mang lại cho khách hàng

Khi bắt đầu quy trình xây dựng thương hiệu, bạn cần đem tất cả “tinh hoa”, điểm nổi bật nhất của dịch vụ / sản phẩm để tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách hàng.

Đừng chỉ tập trung liệt kế các tính năng của sản phẩm, thay vào đó hãy cung cấp những gì mà họ muốn – những giá trị đặc biệt bên trong sản phẩm. Đó chính là thứ mà khách hàng sẽ trực tiếp trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ / sản phẩm của bạn.

Chân thành, đồng điệu và nhất quán

Thêm một điều quan trọng khi tạo dựng thương hiệu đó chính là tính nhất quán trong tất cả ấn phẩm của doanh nghiệp. Từng thông điệp, phát ngôn phải nhất quán với Tuyên ngôn sứ mệnh thương hiệu mà doanh nghiệp đã đặt ra từ đầu.

Việc tiếp nhận các thông tin không thống nhất sẽ khiến khách hàng cảm thấy hoang mang và khó ghi nhớ, thậm chí đánh mất lòng tin về thương hiệu doanh nghiệp bạn.

Sử dụng tông giọng riêng cho thương hiệu

Đây là phương thức để bạn có thể tương tác và giao tiếp với khách hàng. Tùy thuộc vào lĩnh vực, đối tượng mục tiêu và sứ mệnh mà doanh nghiệp sử dụng tông giọng phù hợp.

Có nhiều tông giọng thương hiệu bạn có thể tham khảo:

  • Quảng cáo bán hàng
  • Đàm thoại
  • Thân thiện
  • Vui vẻ
  • Nghiêm túc
  • Hướng đến dịch vụ
  • Chuyên nghiệp
  • Cung cấp thông tin
  • Uy tín
  • Kỹ thuật

Nếu sử dụng đúng tông giọng, sẽ tăng cơ hội kết nối với khách hàng cao hơn. Điều này lại càng quan trọng khi bạn đăng các bài blog hay bài post trên các trang Social Media.

Và bạn đừng quên phải duy trì tông giọng nhất quán để tăng hiện diện hình ảnh thương hiện trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Ví dụ: Hãng hàng không Virgin America

  • Virgin America gây ấn tượng với tông giọng đồng nhất cùng dịch vụ khách hàng thân thiện.
  • Bạn có thể đọc các bài viết trên Twitter của Virgin America sẽ thấy lối viết duyên dáng, hài hước theo từng vùng miền.
  • Đồng thời, họ cũng đẩy mạnh giá trị cốt lõi trong sứ mệnh ban đầu là cung cấp cho khách hàng ổ cắm điện chất lượng.

Đưa thương hiệu vào các điểm chạm đến khách hàng

Cuối cùng, bạn cần truyền tải “linh hồn” thương hiện đến mọi vị trí, điểm chạm – nơi mà khách hàng thường xuyên xuất hiện để gây chú ý đến họ.

Ví dụ:

  • Sản phẩm doanh nghiệp được đựng trong túi nilon / túi giấy có in logo của doanh nghiệp.
  • Quảng bá thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter…
  • Thực hiện các chiến dịch chạy quảng cáo trả phí trên Google…

6 Chiêu thức xây dựng thương hiệu trong xu hướng kỹ thuật số hiện đại

Quảng cáo trả phí

“Chạy” các chiến dịch quảng cáo là phương thức tốt nhất được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tăng nhận diện thương hiệu trên mọi nền tảng xã hội.

8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 7
Quảng cáo trả phí giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng

Triển khai một chiến dịch trả phí đặc biệt trên Google hoặc Facebook sẽ dựa trên các yếu tố:

  • Chọn mục tiêu quảng cáo thông minh.
  • Sử dụng đúng từ khóa (đã nghiên cứu và chọn lọc).
  • Nhắm chính xác đối tượng mục tiêu.
  • Tạo cấu trúc chiến dịch cụ thể, rõ ràng.
  • Tạo bài viết quảng cáo chất lượng, sáng tạo.
  • Thiết kế hình ảnh ấn tượng.
  • Thực hiện split-testing để tối ưu.
  • Theo dõi sát sao tình hình.

Lưu ý:

Các quảng cáo trả phí nếu không triển khai đúng hướng sẽ khiến bạn cạn kiệt ngân sách. Nếu ngừng chạy quảng cáo thì danh sách khách hàng tiềm năng và cơ hội bán hàng sẽ bị chững lại.

Ưu điểm lớn nhất của các quảng cáo trả phí là giúp doanh nghiệp thu được kết quả chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần tạo chiến dịch PPC cùng với nhiều kênh Inbound Marketing khác để mang lại kết quả ROI lâu dài.

Email Marketing

Email Marketing là một chiến lược tiếp thị giúp thu thập lead và tăng chuyển đổi ROI cao nhất.

Một thống kê đáng tin cậy cho thấy: Cứ mỗi 1$ chi trả cho Email Marketing sẽ thu về khoảng 44$.

Không chỉ làm tăng khả năng bán hàng và lợi nhuận, phương pháp tiếp thị này còn giúp các doanh nghiệp định hình thương hiệu rất tốt.

Bạn nên tạo các dạng Email như Newsletter và thường xuyên gửi cho người dùng những thông tin hữu ích sẽ giúp duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 bên. Điều này giúp xây dựng niềm tin của người dùng với thương hiệu bạn.

Social Media

Ngày nay, có đến 74% người dùng sử dụng mạng trực tuyến để tìm hiểu và mua hàng. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận khách hàng để giới thiệu dịch vụ / sản phẩm của mình trên các nền tảng Social Media hiệu quả?

4 Tips hữu ích giúp bạn xây dựng thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội:

  • Tạo content hấp dẫn, giá trị.
  • Thiết kế hình ảnh / video thu hút.
  • Xây dựng cộng đồng để tăng tương tác với người dùng.
  • Thực hiện các chiến dịch Quảng cáo trả phí.
8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 8
Social Media là các nền tảng đặc biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn khách hàng trên phạm vi rộng

Lưu ý:

Mỗi thương hiệu nên tạo một hình ảnh nhất quán, ấn tượng khi xuất hiện trên tất cả Social Media thông qua nội dung bài viết liên quan và chất lượng.

  • Mục tiêu đầu tiên của bạn là tiếp cận và tạo sự tin cậy với khách hàng tiềm năng => Biến họ thành người theo dõi trung thành => Thúc đẩy sử dụng dịch vụ / mua sản phẩm của bạn.

Tối ưu nội dung SEO

Muốn trang web “leo” top 1 trên các kết quả tìm kiếm, ngoài việc tạo ra nhiều content chất lượng để thu hút traffic tự nhiên thì bạn phải thực hiện các thủ thuật tối ưu SEO.

  • Bạn hãy tham khảo thêm trong bài viết Cách viết bài chuẩn SEO từ A-Z hay nhất 2021 được chia sẻ rất chi tiết của Prodima sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra bài viết chuẩn SEO thu hút người dùng trực tuyến và các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Đồng thời, trong quá trình xây dựng Blog cho trang web, bạn cần kiểm soát nội dung chặt chẽ thông qua các tiêu chí sau:

  • Content phải cung cấp thông tin hữu ích, kiến thức giá trị mà người dùng đang tìm kiếm.
  • Tạo lịch đăng bài phù hợp.
  • Ngoài việc tạo content thu hút cho Blog, bạn nên đầu tư thêm các dạng content hấp dẫn người dùng như Infographic hoặc video.

Tăng trải nghiệm người dùng

Website được xem là “linh hồn” của doanh nghiệp giúp truyền tải các thông điệp, sứ mệnh của thương hiệu đến khách hàng của mình.

Trang web cung cấp tất cả thông tin về doanh nghiệp như: Dịch vụ / sản phẩm, nội dung hữu ích, chương trình ưu đãi / khuyến mãi… giống như một cửa hàng lưu động mà bất kỳ người dùng trực tuyến nào cũng dễ dàng tiếp cận.

Và một trong những yếu tố quan trọng để “giữ” khách hàng truy cập trên trang lâu nhất là phải tối ưu tốc độ tải nhanh nhất. Đồng thời, website của bạn phải tương thích với tất cả giao diện sử dụng.

Đặc biệt, các nội dung trên website phải đa dạng, mới mẻ và giải quyết được các vấn đề mà người dùng đang gặp phải.

8 Bước & 6 Chiêu thức đặc biệt để xây dựng thương hiệu vững mạnh hình ảnh 9
Website phải được tối ưu cho cả 2 giao diện máy tính và di động

Theo dõi, phân tích & báo cáo

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ theo dõi và phân tích quá trình xây dựng thương hiệu cực kỳ chi tiết. Để biết được chiến dịch có hiệu quả hay không, bạn nên theo dõi thống kê báo cáo thường xuyên theo từng tuần – từng tháng.

Trong đó, Google Analytics được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì khả năng theo dõi tỷ lệ người truy cập trang chính xác. Công cụ này còn cung cấp các đề xuất hữu ích cho việc điều chỉnh và đánh giá chiến dịch quảng bá thương hiệu mà bạn đang triển khai.

Kết luận

Xây dựng thương hiệu vững chắc sẽ “biến” một doanh nghiệp nhỏ lẻ trở nên “to lớn” và vững mạnh trên thị trường cạnh cạnh. Nếu triển khai các bước đi đúng hướng, khách hàng sẽ dần tin tưởng vào doanh nghiệp và nhanh chóng mua sản phẩm của bạn.

Chính vì thế, bạn nên tạo một thông điệp nhất quán và hình ảnh nhận diện ấn tượng để tạo nền tảng vững chắc cho sứ mệnh của mình. Và đừng quên, hãy quảng bá thương hiệu trên mọi khía cạnh từ Offline, Online và các hành động tương tác cá nhân để tăng trải nghiệm người dùng, củng cố sự hiện diện thương hiệu tốt hơn.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.

Tài liệu tham khảo: