Chắc hẳn có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Tagline và Slogan khi xem chúng là một. Tuy nhiên hai thuật ngữ này hoàn toàn khác biệt, nếu bạn chưa hiểu rõ Tagline là gì sẽ rất khó hình dung.
Bài viết này của Prodima sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về Tagline trong vai trò truyền thông cũng như cách viết Tagline hấp dẫn để gây ấn tượng đến khách hàng.
Bắt đầu ngay nhé!
Tagline là gì?
Tagline hay Khẩu hiệu, là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực Digital Marketing – đóng vai trò định vị thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn sẽ nhìn thấy Tagline xuất hiện trong các video quảng cáo hoặc chiến dịch lớn mà doanh nghiệp tổ chức / tham gia.
The Balance Smb đã từng nói: “Tagline là một cụm từ ngắn và dễ nhớ, được sử dụng xuyên suốt quá trình làm tiếp thị để truyền đạt cảm xúc – thông điệp quan trọng để khách hàng có thể cảm nhận về thương hiệu một cách chân thật”.

Lịch sử hình thành tagline
Câu Tagline đầu tiên xuất hiện trong lịch sử do Tom Bodett thực hiện. Sau khi hoàn thành đoạn ghi âm trong một đoạn quảng cáo trên radio Motel 6, vẫn còn dư một ít thời gian ông đã ngẫu hứng thêm vài từ.
Và câu nói “We’ll leave the light on for you” (Chúng tôi luôn chờ đợi bạn) của ông đã trở thành một cú “hit” với khách hàng. Sau hơn 30 năm, quảng cáo của Motel 6 vẫn nổi tiếng cùng với tagline ngẫu hứng đó của ông.
Phân biệt Tagline và Slogan
- Tagline: Một cụm từ rất ngắn luôn xuất hiện bên cạnh Logo của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản hơn, đây là một khẩu lệnh mạnh mẽ giúp định hướng bản sắc và hình ảnh của thương hiệu.
- Slogan: Chỉ một từ hoặc cụm từ mang âm sắc tự tin, khơi gợi những giá trị hấp dẫn mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
Để bạn có thể phân biệt giữa Slogan và Tagline là gì, Prodima sẽ lấy ví dụ về Disneyland với Tagline : “The happiest place on Earth” (Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất). Nhưng theo thời gian với rất nhiều sản phẩm ra đời liên tục, Disneyland đã tạo ra hàng loại Slogan như:
- “Where dreams come true” – “Nơi biến giấc mơ thành hiện thực”.
- “I’m going to Disneyland” – “Tôi sẽ đến Disneyland”.
- “Where the magic began” – “Nơi điều kỳ .diệu bắt đầu”
- “Happiest homecoming on Earth” – “Lễ kỷ niệm hạnh phúc nhất trên trái đất”.
7 Loại Tagline phổ biến
Mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu tiếp thị và cách định vị bản thân khác nhau. Sẽ có thương hiệu muốn truyền đạt một thông điệp cảm xúc trong khi số khác muốn cung cấp câu chuyện chân thật hoặc có người muốn được phỏng vấn trực tiếp hay giữ bí ẩn để thu hút sự tò mò.
Dựa vào các mục đích và nhu cầu riêng mà các doanh nghiệp sẽ tạo ra khẩu hiệu mang đậm cá tính riêng. Nhìn chung, Tagline hiện có 7 loại phổ biến sau:
Tagline mệnh lệnh
Một dạng Tagline mang tính bắt buộc “ra lệnh” cho khách hàng thực hiện một hành động cụ thể liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh hoặc tính cách thương hiệu. Loại Tagline này phù hợp với những thương hiệu muốn xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và táo bạo.
Ví dụ: Nike – Just Do It, YouTube – Broadcast Yourself, Coca-Cola – Open Happiness.

Tagline mô tả
Là những Tagline giới thiệu hay mô tả sản phẩm/dịch vụ làm nổi bật giá trị của thương hiệu bằng những từ ngữ đơn giản nhưng để lại ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng.
Ví dụ: Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt, Walmart’s – Save money. Live better, KFC’s – Finger Lickin’ Good.
Tagline khơi gợi
Khẩu hiệu khiêu khích là kích thích tư duy và kích thích. Chúng được tạo ra để khuấy động cảm xúc và khiến bạn dừng lại và suy nghĩ.
Ví dụ: Adidas – Impossible is nothing.
Tagline so sánh nhất
Loại Tagline này có mức độ so sánh cao nhất, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong một lĩnh vực nhất định.
Ví dụ: Budweiser – The king of beers, BMW – The ultimate driving machine.
Tagline có tầm nhìn
Khẩu hiệu có tầm nhìn xa trông rộng truyền đạt tầm nhìn thương hiệu đến đối tượng mục tiêu hoàn hảo nhất.
Ví dụ: General Electric – Imagination At Work, Avis – We Try Harder.

Tagline nghi vấn
Một số thương hiệu sử dụng các câu hỏi để khuyến khích khách hàng thực hiện một hành động cụ thể hoặc truyền đạt bất kỳ thông điệp nào khác.
Ví dụ: The California Milk Processor Board’s Got Milk?
Tagline Cụ thể
Tagline này sử dụng ngôn từ khéo léo để giới thiệu doanh nghiệp hoặc sản phẩm và tạo ấn tượng sâu đậm với khách hàng.
Ví dụ: Olay’s – Love the skin you’re in.
Startup và Doanh nghiệp nhỏ có cần Tagline?
Hiểu rõ về vai trò của Tagline là gì trong quá trình phát triển của một công ty, tuy nhiên sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ hay Startup “mắc kẹt” giữa việc có nên tạo Tagline hay không.
Dù bạn thấy Tagline thực sự tốt như thế nào, sẽ có đôi lúc bạn phải tự hỏi: “tôi có thực sự cần một Tagline cho doanh nghiệp của mình?”.
Câu trả lời: Tùy trường hợp!
Điều này phụ thuộc vào tên thương hiệu và lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Nếu tên thương hiệu của bạn quá chung chung khiến đối tượng mục tiêu khó hiểu rõ thông điệp thì bạn cần tạo một khẩu hiệu.
Ví dụ: Feedough cung cho người đọc những bài blog nấu ăn cho đến “đóng vai” một công ty tư vấn chuyên nghiệp. Nhưng mục tiêu chính của Feedough là trở thành trang web hàng đầu dành cho các doanh nhân và những người đam mê khởi nghiệp. Chính vì thế, Tagline của họ là: The Entrepreneurs’ guide
=> Nếu lĩnh vực của bạn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn cần tạo một Tagline khác biệt và độc đáo để nổi bật giữa đám đông.
5 Tips giúp doanh nghiệp tạo Tagline thành công
Để viết một Tagline ấn tượng truyền tải tất cả thông điệp và giá trị của thương hiệu chỉ bằng vài từ ngắn gọn không phải điều đơn giản. Hiểu rõ những tips viết Tagline là gì sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng trước khi bắt tay vào thực hiện.
Cố gắng đơn giản hóa
Hầu hết các Tagline thành công chỉ khoảng 3-6 từ, độ dài lý tưởng để người đọc dễ nhớ ngay khi xuất hiện 1 đến 2 lần.
Tagline phải ý nghĩa
Đừng tạo Tagline một cách nóng vội để bắt kịp đối thủ! Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy đầu tư vào đội ngũ Marketing để tạo Khẩu hiệu ấn tượng – điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho thương hiệu của bạn.

Chìa khóa là sự “Rõ ràng”
Ngoài tiêu chí ngắn gọn, Tagline của bạn phải nêu rõ mục đích hoặc sứ mệnh thương hiệu mà khách hàng không cần phỏng đoán. Khi bạn hỏi người dùng nghĩ gì về Tagline của mình – nếu họ hỏi ngược lại, đồng nghĩa Tagline của bạn không thành công.
Thể hiện sự độc đáo
Mỗi Tagline đều mang nét đặc trưng riêng của một doanh nghiệp, không nên sử dụng những phương thức lập khuôn, thiếu sự sáng tạo. Nếu thương hiệu sử dụng một Tagline “vô hồn” sẽ không gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.
Truyền tải một câu chuyện
Kể chuyện là một phần rất lớn trong tiếp thị và các hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Câu chuyện của bạn càng mạnh mẽ, việc bán hàng càng dễ dàng hơn. Nếu Tagline của bạn truyền tải một câu chuyện sinh động và thú vị sẽ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng hiệu quả.
6 Bước viết một Tagline ấn tượng với khách hàng
Bạn đã hiểu cơ bản những tips hữu ích khi viết Tagline là gì – bây giờ chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện cách viết Tagline ấn tượng với 6 bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Xác định giá trị thương hiệu muốn truyền tải
Trước khi bắt tay tạo một Tagline, bạn cần trả lời “Tôi là ai, đây là đâu“. Nếu có đáp án rõ ràng, đồng nghĩa bạn hiểu rõ giá trị thương hiệu của mình nằm ở đâu và lợi thế như thế nào.
Đây là bước cực kỳ quan trọng để tạo một Tagline thành công cho doanh nghiệp. Qua những chia sẻ ở trên bạn cũng hiểu rằng Tagline sẽ thể hiện bản sắc và giá trị của doanh nghiệp. Việc biết rõ điểm mạnh của thương hiệu sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
Bước 2: “Gói” thông tin thành từ khóa
Từ khóa của Tagline là yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp truyền tải thông điệp hiệu quả đến khách hàng.
Thông qua các từ khóa chính, doanh nghiệp sẽ tạo nhiều chiến dịch Truyền thông Marketing bổ trợ để thúc đẩy quảng bá thương hiệu trên phạm vị lớn hơn.
Để chọn được từ khóa tốt, bạn cần lập danh sách các cụm từ liên quan nhất. Tiếp tục lọc cho đến chọn được một từ khóa “cảm xúc” khiến người đọc phải ấn tượng và nhớ mãi.

Bước 3: Tìm kiếm ý tưởng cho Tagline
Khi xác định được giá trị thương hiệu/sản phẩm cùng từ khóa quan trọng, bạn có thể hình thành ý tưởng từ những thông tin tổng hợp cho Tagline.
Đây là giai đoạn định hướng chung, bạn không cần ý tưởng quá hoàn hảo – chỉ cần bám sát theo mục đích ban đầu.
Lời khuyên hữu ích: Bạn nên chọn ý tưởng phù hợp với thương hiệu/dịch vụ/sản phẩm và đối tượng truyền thông.
Bước 4: “Biến” từ khóa thành câu chữ
Bây giờ bạn chỉ cần kết nối ý tưởng và các từ khóa với nhau thành câu chữ có ý nghĩa nhưng phải khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tagline phải chứa từ khóa (đã nghiên cứu ở bước 2) truyền tải thông điệp trọn vẹn đến khách hàng.
Để triển khai từ khóa thành câu chữ, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người đọc với nhiều góc nhìn đa dạng. Bạn có thể một câu chữ dài và cô đọng lại thành nhiều câu Tagline ưng ý.
Bước 5: Xem xét và chỉnh sửa
Sau khi hoàn thành, bạn hãy yêu cầu các thành viên trong team xem và góp ý để chọn ra câu Tagline hay nhất. Mỗi người sẽ có một góc nhìn và sự sáng tạo riêng, thu thập dữ liệu từ mọi người sẽ giúp câu Tagline của bạn hoàn hảo hơn.
Bước 6: Xét duyệt cấp lãnh đạo trước khi sử dụng
Tagline là thông điệp thương hiệu – nhận diện của một doanh nghiệp khi xuất hiện đến công chúng. Đối với một Marketer, trước khi đưa vào sử dụng cần được sếp xét duyệt để có sự thống nhất và tránh những khúc mắc về sau.
Lưu ý: Khi trình Tagline lên cấp trên, bạn cần đưa sản phẩm đã hoàn chỉnh với mục tiêu và thông điệp rõ ràng để tăng tính thuyết phục.
5 Lưu ý cần biết khi tạo Tagline cho doanh nghiệp
Có thể bạn đã nắm rõ 6 bước xây dựng một Tagline là gì, nhưng Prodima vẫn muốn bạn lưu ý các yếu tố quan trọng dưới đây khi thực hiện viết Tagline chỉn chu cho doanh nghiệp của mình:
Ai sẽ viết Tagline
- Nội bộ công ty:
Với những doanh nghiệp nhỏ hay Startup, để tiết kiệm chi phí hãy tận dụng nhân viên có sẵn – những người hiểu rõ về thương hiệu, sản phẩm và đối tượng khách hàng. Dựa vào đó, họ có thể tạo một Tagline phù hợp nhất.
- Những người viết tự do:
Hiện nay có rất nhiều Freelancer gen Z với sự sáng tạo tuyệt vời sẽ giúp bạn thiết kế một Tagline độc đáo và ấn tượng với khách hàng.
- Các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp:
Với những doanh nghiệp lớn sẽ có yêu cầu khắt khe hơn, họ cần một người chuyên viết Tagline – những chuyên gia Copywriter tại Agency chuyên viết quảng cáo.
Khơi gợi cảm xúc mua hàng
Để thu hút sự chú ý của người dùng và khiến họ phải chi tiền cho dịch vụ/sản phẩm – doanh nghiệp phải chạm đến cảm xúc của họ. Do đó, việc khơi gợi cảm xúc của người đọc sẽ tăng nhu cầu mua hàng.
Những Tagline ngắn gọn, cụ thể và rõ ràng không chỉ nâng cao nhận diện thương hiệu mà còn tăng tính thuyết phục – kích cầu mua hàng nhiều hơn.

Tham khảo từ những thương hiệu có tiếng
Bạn hãy tham khảo Tagline từ những thương hiệu hàng đầu từ cách họ xây dựng và phương thức quảng bá.
Một cách hay được nhiều doanh nghiệp áp dụng là dựa vào những gì có sẵn => chỉnh sửa sao cho phù hợp với thương hiệu => tạo ra Tagline thể hiện bản sắc doanh nghiệp tốt nhất.
- Từ những Tagline ban đầu, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để tạo ra nhiều Tagline tương tự.
=> Bên cạnh đó, bạn nên xem thêm các Case Study từ những Tagline kém duyên để rút ra bài học và xem đó là kinh nghiệm để tránh lặp lại.
Tagline chứa cụm từ có tác động mạnh mẽ
Nếu Tagline của bạn chứa cụm từ có sức ảnh hưởng sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm trí người dùng.
Khi gặp khó khăn trong việc triển khai các chiến dịch PR Tagline, các cụm từ có ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận đến đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.
Có rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên một Tagline thành công, nhưng từ ngữ vẫn là mấu chốt vì có tác động rất lớn – không chỉ giúp lan tỏa thông điệp nhanh chóng và còn giúp doanh nghiệp thu được lượng khách hàng trung thành.
Đừng cố gắng trở nên thật hoàn hảo!
Tagline phục vụ cho đa dạng đối tượng khách hàng. Vì vậy, đừng mong đợi ai cũng sẽ yêu thích khẩu hiệu của bạn.
Đừng cố gắng thiết kế một Tagline hoàn hảo mà nên tập trung vào sự phù hợp với bản sắc doanh nghiệp và truyền tải đầy đủ thông điệp đến các đối tượng truyền thông.
Nếu Tagline đầu tiên của bạn không tạo được hiệu ứng tốt, đừng lo lắng vì bạn có thể thay đổi. Đừng theo đuổi sự hoàn hảo trong sáng tạo, tất cả thương hiệu nổi tiếng đều thay đổi Tagline khi cần thiết.
Việc giảm bớt căng thẳng sẽ giúp bạn “dễ thở”, thoải mái sáng tạo và xây dựng một Tagline hay
4 Tagline ấn tượng từ những thương hiệu lớn
Chúng ta đã tìm hiểu tất cả thông tin hữu ích xoay quanh Tagline là gì. Để tạo nguồn cảm hứng cho bạn khi thiết kế Tagline, Prodima đã tổng hợp 4 Tagline ấn tượng và nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn dưới đây:
Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt
Biti’s là một hãng giày dép nổi tiếng, đã tồn tại hàng chục năm tại Việt Nam. Với Tagline “Nâng niu bàn chân Việt”, Biti’s đã khẳng định giá trị thương hiệu trong mắt người dùng.
Trong những khoảng thời gian đầu Biti’s phát triển rất mạnh mẽ nhưng có giai đoạn bị chững lại. Để giành lấy thị phần của mình, Biti’s đã thực hiện nhiều chiến dịch PR kèm dòng Tagline huyền thoại. Đến hiện nay, Biti’s đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường Việt Nam.

Nike – Just Do It
Nếu nói “Just Do It”, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến Nike – câu Tagline siêu nổi tiếng này được lấy cảm hứng từ những lời nói cuối cùng của một kẻ tử tù.
Phải nói rằng, Nike đã rất thành công khi kết hợp Tagline với hình ảnh vận động viên giúp truyền động lực mạnh mẽ về sức khỏe, ý chí và tinh thần thể thao.
Tagline mang tính phổ biến nhưng thể hiện quan điểm cá nhân sâu sắc giúp kết nối công chúng với thương hiệu để phát triển bản thân. Nhờ vậy sản phẩm của hãng được hàng triệu khách hàng thế giới ưa chuộng.
McDonald’s – I’m Lovin’ It
“I’m Lovin’ It” là Tagline lâu đời nhất trong lịch sử, được McDonald’s công bố vào năm 2003 và vẫn tồn tại cho đến nay.
Khẩu hiệu này xuất hiện trên hầu hết các bao bì sản phẩm, được xem là “ngôn ngữ” chung tạo nên ảnh hưởng tích cực về hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng.
Apple – Think Different
Apple lấy sự cạnh tranh với đối thủ IBM để tạo nên Tagline rất ngắn gọn nhưng cực kỳ sáng tạo: “Think Different”. Prodima sẽ diễn giải để bạn hiểu rõ hơn về giá trị lớn của câu Khẩu hiệu này.
- Tagline của IBM chỉ là “Think” với ý nghĩa mọi người hãy nghĩ đến IBM.
- Apple tạo nên cuộc chiến khốc liệt với “Think Think Different” với ý nghĩa khuyến khích mọi người tạo ra nhiều ý tưởng độc đáo và khác biệt nhất.
Kể từ khi khởi động các chiến dịch truyền thông đại chúng với Tagline “Think Different”, Apple có sự tăng trưởng rõ rệt và trở thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới – Theo nghiên cứu của Forbes.

Lời kết
Hy vọng những chia sẻ của Prodima đã cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về Tagline là gì. Nếu bạn thấy thông tin trên hữu ích, đừng quên chia sẻ đến mọi người và bình luận về suy nghĩ của bạn nhé!
Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.
Bài viết liên quan:
- PR là gì? 7 Bước xây dựng chiến lược PR hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp!
- Trải nghiệm khách hàng là gì? 5 Bước triển khai trong kinh doanh
- 6 Bước lập kế hoạch truyền thông nội bộ đỉnh cao cho mọi doanh nghiệp
- 9 Bước định vị sản phẩm đỉnh nhất cho mọi doanh nghiệp nhỏ!
- Chiến lược thâm nhập thị trường: 8 Chiến lược & 3 Ví dụ hay nhất!
- Chiến lược sản phẩm là gì? 5 Bước tạo chiến lược sản phẩm đỉnh cao!
- 20 Bước tạo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hay nhất!