Các Advertisers luôn tìm cách tối ưu hóa chi phí cho các chiến dịch quảng cáo của họ đạt hiệu quả cao hơn. Có rất nhiều kênh quảng cáo digital có sẵn mở ra nhiều cơ hội lớn giúp Advertiser giám sát quảng cáo chặt chẽ hơn.
Advertisers phải lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp, xây dựng chiến thuật mang lại lợi nhuận tốt nhất cho các chi tiêu quảng cáo (ROAS) và cải thiện hiệu suất chiến dịch theo thời gian.
Trong bài viết này, Prodima sẽ giúp bạn hiểu rõ ROAS là gì và các chiến thuật tối ưu chỉ số ROAS hiệu quả. Bắt đầu ngay nhé!
ROAS là gì?
ROAS là Lợi nhuận trên Chi tiêu quảng cáo – doanh thu được tạo ra từ một chiến dịch quảng cáo cụ thể. ROAS thể hiện dưới dạng tỷ lệ % thu được từ mỗi $ chi trả cho quảng cáo.

Tại sao ROAS lại quan trọng?
Có hàng chục số liệu có sẵn giúp các nhà tiếp thị tối ưu hóa tốt các chiến dịch quảng cáo của họ. Sẽ có nhiều người tò mò về những lợi ích của ROAS là gì?
ROAS là thước đo quan trọng nhất cho các nhà tiếp thị. Ngay cả khi một chiến dịch mang lại nhiều khách hàng chất lượng, tạo ra doanh thu đáng kể trong ứng dụng – nhưng bạn phải chi trả nhiều hơn so với doanh thu kiếm được thì chiến dịch này không được coi là thành công.
Thông qua chỉ số ROAS, các Advertisers có thể phân tích sâu hơn và đưa ra nhiều dự đoán liên quan.
Ví dụ: Ứng dụng của bạn sẽ thu được 50% doanh thu hoặc cao hơn vào mỗi ngày thứ 3, thì lợi nhuận sẽ càng “khủng” hơn vào ngày thứ 30. Trong trường hợp này, tối ưu hóa chiến dịch sớm sẽ đảm bảo ROAS lâu dài bằng cách tăng gấp đôi hoặc cắt giảm các bộ quảng cáo kém hiệu quả dựa trên thông tin trên.
ROAS vs ROI
Các chiến dịch quảng cáo thường ngắn hạn, không thể trở thành khoản đầu tư lâu dài.
Ví dụ: Viết blog là khoản đầu tư dài hạn vì mỗi bài đăng được xuất bản có thể tạo ra khách hàng tiềm năng và doanh thu trong nhiều năm tới. Ngược lại, một chiến dịch quảng cáo chỉ thúc đẩy lưu lượng truy cập và doanh thu – khi bạn trả tiền.
Prodima sẽ làm rõ sự khác biệt giữa ROAS và ROI để bạn hiểu hơn về 2 chỉ số này:
- ROAS được sử dụng để tính toán lợi nhuận doanh thu từ một chiến dịch quảng cáo cụ thể. Bạn có thể xem xét, điều chỉnh chi phí quảng cáo và có cái nhìn rõ hơn về chiến dịch của mình.
- ROI giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn để biết được chiến dịch quảng cáo của mình có đạt hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, ROI chịu ảnh hưởng từ nhiều chi phí khác như: chi phí thực hiện đơn đặt hàng (đối với doanh nghiệp thương mại điện tử) hoặc chi phí nhân công.
=> Tóm lại: ROAS là phép đo ngắn hạn được dùng để đo lường doanh thu trực tiếp được tạo ra. ROI cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả của chiến dịch đối với các mục tiêu tiếp thị dài hạn của bạn.
Phương pháp tính chỉ số ROAS khi chạy các chiến dịch quảng cáo
Để tính chỉ số ROAS quảng cáo, bạn hãy áp dụng công thức sau::
ROAS = Doanh thu quảng cáo / Chi phí quảng cáo
Ví dụ: Bạn chi 100$ vào chiến dịch quảng cáo và nhận được doanh thu là 250 $ từ những quảng cáo đó => ROAS của bạn là 2,5.
Có một vài cách giúp bạn xác định chi phí quảng cáo như: theo dõi số tiền thực tế đã chi cho một nền tảng quảng cáo cụ thể hoặc các chi phí quảng cáo khác như:
- Chi phí tiền lương: Chi phí cho đội ngũ nhân viên Marketing hoặc thuê đơn vị quản lý chiến dịch quảng cáo.
- Chi phí của nhà cung cấp: Bao gồm phí chi trả và % hoa hồng từ các nhà cung cấp đã hỗ trợ cho chiến dịch quảng cáo.
- Hoa hồng liên kết: % Hoa hồng phải trả cho các chi nhánh, giống như phí giao dịch mạng.
- Số lần nhấp chuột và số lần hiển thị: Chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp chuột, tổng số lần nhấp, mỗi lần hiển thị hoặc tổng số trung bình trên một nghìn lần hiển thị.
ROAS như thế nào là tốt?
ROAS có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận, chi phí hoạt động và nhân công của doanh nghiệp. Thực tế không có câu trả lời chính xác cho tỷ lệ ROAS tốt nhất. Điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch như tăng trưởng doanh thu trực tuyến, tăng lợi nhuận cao hơn…
Một doanh nghiệp có thể đánh giá mục tiêu ROAS khi có ngân sách xác định và tỷ suất lợi nhuận cụ thể. Lợi nhuận lớn có nghĩa là doanh nghiệp có thể tồn tại dù tỷ lệ ROAS thấp – chỉ cần duy trì chi phí quảng cáo thấp. Trong khi đó, một cửa hàng thương mại điện tử cần đạt được ROAS cao để tối ưu hóa lợi nhuận.
7 Cách để tối ưu hóa chỉ số ROAS hiệu quả
Chúng ta đã tìm hiểu về ROAS là gì, trong phần này Prodima sẽ hướng dẫn cho bạn cách tối ưu hóa chỉ số ROAS bằng cách tạo ra những tác động có lợi để tăng doanh thu quảng cáo, cụ thể:
Tăng chất lượng quảng cáo
Một mẫu quảng cáo hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng tiềm năng vào trang web của bạn vào tạo chuyển đổi ngay.
Để xây dựng niềm tin mạnh mẽ, bạn nên thêm các lời nhận xét của khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Đồng thời trong nội dung quảng cáo nên chứa các con số thống kê hay các chỉ số liên quan.
=> Hãy nhớ: Nêu lợi ích của sản phẩm chứ đừng nêu tính năng của sản phẩm. Khách hàng chỉ muốn nghe lợi ích mà họ nhận được, chứ không phải là tính năng mới.

Tối đa hóa doanh thu do quảng cáo tạo ra
Dưới đây là một vài cách giúp bạn cải thiện doanh thu từ các chiến dịch quảng cáo:
- Tinh chỉnh từ khóa: Nghiên cứu lại danh sách từ khóa sử dụng, hãy nhắm mục tiêu vào các từ khóa với ít cạnh tranh hơn để giúp quảng cáo của bạn có thể đạt được nhiều nhấp chuột hơn.
- Tự động đấu thầu: Nếu bạn đang chạy Google Ads, hãy cân nhắc sử dụng các chiến lược đấu thầu tự động của Google để đặt ROAS mục tiêu.
Loại bỏ từ khóa không hiệu quả
Bạn nên loại bỏ những từ khóa không đem lại hiệu quả để tránh làm loãng tệp khách hàng tiềm năng và lãng phí chi phí không cần thiết. Dựa vào từng mục tiêu của chiến dịch quảng cáo mà bạn lựa chọn từ khóa thích hợp.
Tối ưu hóa cho người dùng di động
Ngày nay, hầu hết người dùng đều sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm và mua hàng online. Do đó, việc tối ưu website cho thiết bị di động là rất quan trọng.
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu nội dung bị cắt mất hoặc hình ảnh bị nhòe, lỗi hiển thị thì bạn có muốn mua hàng nữa không?

Tăng tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang góp phần vào “trận chiến” mua hàng trực tuyến ngày nay. Hãy đảm bảo Landing Page của bạn có tốc độ load dưới <3s, sẽ giúp việc chốt đơn tốt hơn.
Giảm chi phí quảng cáo
Nhìn vào tổng thể chiến dịch, bạn cần giảm chi phí chạy quảng cáo (nếu cần thiết) để thúc đẩy tăng ROAS.
Mặc dù chi phí phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo, đối tượng nhắm đến và các yếu tố liên quan, bạn có thể giảm thiểu chi phí vào những mục sau:
- Giảm chi phí nhân công: Nếu bạn đang làm việc với một công ty quảng cáo => dừng hợp tác và giao công việc cho nhân viên Marketing nội bộ. Ngược lại, nếu đội ngũ Marketing của bạn lãng phí quá nhiều thời gian => nên thuê Digital Marketing Agency chuyên nghiệp, chẳng hạn như Prodima.
- Cải thiện Quality Score (Điểm chất lượng): Quality Score của Google đo lường chất lượng quảng cáo của bạn và liệu quảng cáo của bạn có liên quan đến các từ khóa mà họ đang nhắm mục tiêu hay không. Quality Score tốt sẽ tăng thứ hạng quảng cáo và giảm đáng kể chi phí đầu tư của bạn.
- Thu hẹp đối tượng mục tiêu: Nhắm mục tiêu cụ thể sẽ tối ưu chi phí quảng cáo dành cho đối tượng có khả năng chuyển đổi cao nhất. Ví dụ: trên Facebook, bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các thông số nhân khẩu học như: tuổi tác, vị trí, sở thích…
- Testing A/B: Thử nghiệm A/B sẽ giúp bạn biết rõ những gì phù hợp với mục tiêu => sử dụng những thông tin đó để loại bỏ các quảng cáo không tạo ra kết quả.

Xem lại độ chính xác của nó
Bạn cần đánh giá các chiến dịch đang triển khai để có thể theo dõi chỉ số ROAS một cách chính xác.
Bạn cần xem xét dữ liệu bạn đang sử dụng để tính toán số liệu, các chi phí quảng cáo bao gồm bán hàng ngoại tuyến và doanh thu gián tiếp.
Các mô hình phân bổ nhấp chuột đầu tiên hoặc cuối cùng có thể làm sai lệch ROAS và ảnh hưởng đến một chiến dịch đang thành công. Hãy đảm bảo bạn đang sử dụng mô hình phân bổ phù hợp với từng chiến dịch.
Lời kết
Tối ưu chỉ số ROAS sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh ngân sách phù hợp cho chiến dịch quảng cáo hoặc cải thiện trang web tốt hơn để chuyển hóa ROAS cao hơn.
Điều quan trọng nhất, doanh nghiệp bạn hãy tự hỏi: “Làm thế nào để thúc đẩy doanh thu hiệu quả? => dựa vào đó bạn sẽ xây dựng và tối ưu hóa chiến lược Marketing hợp lý.
Nếu bạn thích bài viết ROAS là gì, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.
Bài viết hữu ích:
- Conversion Rate là gì? 2 Tips tối ưu hóa Conversion Rate chuyên sâu!
- Bounce Rate là gì? 8 Mẹo giảm Bounce Rate cực kỳ đơn giản!
- Google Ads là gì? 5 Bước thiết lập quảng cáo trên Google!
- 17 Công Cụ Phân Tích Từ Khóa Tốt Nhất Cho Các SEOer!