Conversion Rate là một trong những chỉ số tốt nhất để bạn có thể đo lượng hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo. Nhưng cho đến nay rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tối ưu Conversion Rate là gì?! Prodima sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết này giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vai trò của Conversion Rate cũng như các chiến thuật tối ưu hiệu quả nhất!
Conversion Rate là gì?
Conversion Rate (Tỷ lệ Chuyển đổi) – là phần trăm khách hàng truy cập vào trang web hoặc Landing Page của bạn và thực hiện các hành động mà bạn muốn.

Tùy thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh mà bạn muốn họ chuyển đổi, chẳng hạn:
- Mua sản phẩm / đăng ký sử dụng dịch vụ.
- Gửi biểu mẫu thúc đẩy người dùng điền thông tin (email, SĐT…).
- Gọi điện thoại trực tiếp cho doanh nghiệp bạn.
- Đăng ký bản tin (trả phí hoặc miễn phí).
- Đăng ký trên trang web.
- Tải xuống một cái gì đó như: eBook, App Mobile, phần mềm dùng thử…
- Sử dụng một cái gì đó như: ứng dụng / phần mềm của bạn trong 1 thời gian ngắn, tính năng mới / nâng cấp phần mềm / ứng dụng của bạn.
- Nâng cấp dịch vụ của họ.
Có rất nhiều hành động chuyển đổi khác mà người dùng truy cập có thể thực hiện trên một trang web, giúp bạn hiểu được một phần nào về Conversion Rate là gì.
=> Nhìn chung, Conversion Rate là một chỉ số có thể đo lường, thúc đẩy khách hàng tiềm năng hướng tới việc trở thành khách hàng thực thụ lâu dài.
Cách tính Conversion Rate
Việc tính Conversion Rate không hề khó như bạn nghĩ, chỉ cần áp dụng công thức đơn giản sau:
Tỷ lệ chuyển đổi = (chuyển đổi / tổng số khách truy cập) * 100%
Ví dụ: Sau khi đo lường cho tháng trước, rang web của bạn có khoảng 17.492 khách truy cập + 2.305 lượt chuyển đổi => Conversion Rate sẽ là 13,18%.
Dưới đây là một vài Conversion Rate bạn có thể áp dụng để kiểm tra hiệu suất trang của mình:
- Tỷ lệ chuyển đổi tổng thể: Lưu lượng truy cập đến từ nguồn nào? Tốt hay không?
- Tỷ lệ chuyển đổi kênh tiếp thị: So sánh lưu lượng truy cập Facebook Ads hay Google Ads có khả năng chuyển đổi tốt hơn?
- Tỷ lệ chuyển đổi cấp trang: Trang nào trong website làm tốt vai trò chuyển đổi lượng truy cập?
- Tỷ lệ chuyển đổi chiến dịch: Các thay đổi nhắm mục tiêu của bạn có giúp cải thiện điều gì không?
- Tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo cá nhân: Bạn có cần thay đổi bản sao quảng cáo? Loại hình quảng cáo nào thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng hơn?
- Tỷ lệ chuyển đổi từ khóa: Từ khóa nào nên thêm vào chiến dịch và đầu tư nhiều hơn?
Nhìn chung, danh sách này chỉ là bề nổi của chiến dịch. Conversion Rate sẽ là thước đo tuyệt vời giúp doanh nghiệp có thể đánh giá mọi khía cạnh của chiến dịch Marketing. Những cú click chuột là điều rất tuyệt vời – nhưng nếu chúng không đem lại lợi ích gì, bạn cần thay đổi một điều gì đó.
2 Chiến thuật tối ưu hóa Conversion Rate
Hiểu rõ Conversion Rate là gì, cách tính Conversion Rate như thế nào chỉ là một phần nhỏ. Bạn nên biết làm thế nào để tăng Conversion Rate tốt hơn. Đây mới chính là mấu chốt thay đổi hiệu quả kinh doanh và duy trì sự phát triển của doanh nghiệp bền vững.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là quá trình tối ưu hóa Landing Page và trang web của bạn nhằm tạo ra nhiều chuyển đổi hơn từ lưu lượng truy cập tự nhiên.
CRO giúp tận dụng tối đa lưu lượng truy cập đã có. Điều này không chỉ giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web mà còn giúp cải thiện Conversion Rate từ 1% lên 2%, thậm chí tăng gấp đôi số lần chuyển đổi của bạn.
Chúng ta có thể thấy việc CRO rất quan trọng. Nếu bỏ qua điều này, đồng nghĩa bạn đang lãng phí tiền và thời gian quý giá!
Áp dụng ngay 2 chiến thuật đơn giản của chuyên gia Prodima sẽ giúp bạn cải thiện Conversion Rate nhanh chóng.
Kiểm tra hiệu suất trang web
Làm thế nào để bạn nhận được tất cả chuyển đổi bị mất? Dưới đây là một vài cách để bắt đầu thực hiện CRO:
Xây dựng Landing chuyên nghiệp
Nếu bạn đang thực hiện bất kỳ loại quảng cáo trả phí nào: Google Ads, Facebook Ads, Twitter Ads, Instagram Ads… hãy chuyển hướng lưu lượng truy cập vào Landing Page.
Landing Page là loại trang dễ nhất để thực hiện CRO. Vì vậy, nếu bạn vẫn muốn chuyển lưu lượng truy cập đến trang chủ – đây là nơi nên bắt đầu.

Đưa ra giả thuyết
Nên tiến hành các thử nghiệm CRO bằng một giả thuyết. Nhưng bạn cần đưa ra một số dự đoán về các yếu tố nào trên trang web sẽ tác động lớn nhất đến tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận của bạn.
Dưới đây là một vài yếu tố bạn có thể xem xét:
- Tiêu đề: Bạn nên tạo một tiêu đề mạnh mẽ và hấp dẫn “đập” vào mắt khách hàng để khiến họ phải click vào ngay lập tức.
- Mô tả: Không phải lúc nào khách hàng cũng phản ứng theo cách bạn muốn. Hãy thử tạo các mô tả khác nhau để đánh giá mức độ phản ứng của người dùng như thế nào.
- Kêu gọi hành động (CTA): Bạn nên thử nhiều CTA với các kiểu dáng, câu chữ và kích thước nút tùy chọn khác nhau. Thông qua đó bạn sẽ biết được CTA nào mang lại kết quả tốt hơn.
- Hình ảnh trực quan: Hãy tạo một vài hình ảnh hay video thú vị để tạo sự khác biệt giữa đám đông. Điều này sẽ tăng tỷ lệ nhấp và chuyển đổi.
=> Sau khi bạn đã có một giả thuyết cụ thể, bạn nên tạo 2 Landing Page để tiến hành chạy thử nghiệm và đánh giá rõ hơn.
Thực hiện A/B Testing
Cách dễ nhất để bắt đầu thực hiện CRO là thử nghiệm A / B. Nếu bạn làm “mất” một vài lưu lượng truy cập, hãy tiến hành thử nghiệm A/B khác biệt hơn để tìm ra lỗ hổng và đưa giải pháp cải thiện kịp thời.
Đầu tiên, bạn cần thiết lập hai biến thể khác nhau của một trang và chia lưu lượng truy cập cho đồng đều: một nửa vào biến thể A và một nửa vào biến thể B. Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng một vài phần mềm CRO hỗ trợ.

Với những người mới bắt đầu, dưới đây là một vài tùy chọn thử nghiệm A/B giá rẻ:
- Tối ưu hóa Google: Điều này hoàn toàn miễn phí, nhưng điểm hạn chế duy nhất là bạn không thể biết được kết quả thời gian thực, sẽ không phải là một lựa chọn tuyệt vời cho tất cả mọi người.
- Unbounce: Nếu bạn chỉ cần A/B Testing của một Landing Page, Unbounce sẽ là lựa chọn phù hợp. Đây là một hệ thống mạnh mẽ và dễ sử dụng cho phép bạn nhanh chóng tạo và thử nghiệm nhiều Landing Page khác nhau.
- Visual Website Optimizer (VWO): Có giao diện rất trực quan và mức chi phí triển khai khá rẻ. Bạn có thể thử nghiệm để đánh giá các quảng cáo của mình như thế nào khi xuất hiện trước người dùng.
=> Mỗi nền tảng thử nghiệm sẽ cung cấp cho bạn các phiên bản khác nhau của trang web hoặc Landing Page. Dựa vào các chỉ số thu được, bạn sẽ biết được phiên bản nào có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.
Kiểm tra lưu lượng truy cập trang web
Ngoài việc kiểm tra hiệu suất trang web, bạn cũng nên kiểm tra toàn bộ lưu lượng truy cập của mình để có thể cải thiện chỉ số Conversion Rate tốt hơn.
Nếu phần lớn lưu lượng truy cập đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google, đây không phải là lựa chọn hoàn hảo. Nhưng nếu bạn đang khởi chạy bất kỳ chiến dịch PPC nào sẽ có quyền kiểm soát những người đang truy cập trang web hoặc Landing Page của bạn.
Điều quan trọng bạn cần lưu ý: Lưu lượng truy cập có nhiều như thế nào nhưng nếu sai sẽ không chuyển đổi!
=> Do đó, bạn nên đảm bảo đã gửi đúng lưu lượng truy cập chất lượng đến Landing Page. Dưới đây là 4 điều bạn cần xem xét kỹ:
1. Thử nghiệm
Trước khi bắt đầu chạy bản sao quảng cáo hay Landing Page, bạn nên dành thời gian để thực hiện một nghiên cứu nhỏ về đối tượng mục tiêu của mình.
- Bạn đã quảng cáo cho phân khúc này trước đây chưa? Hiệu quả như thế nào?
=> Nếu đây là đối tượng mục tiêu mới, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để lấy dữ liệu phù hợp:
- Phương thức nhắm mục tiêu tốt nhất bạn sẽ triển khai?
- Bạn sử dụng danh sách từ khóa nào? Phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng không?
- Sở thích / hành vi / thói quen của họ khi trên phương tiện truyền thông xã hội?
- Mức thu nhập / đặc điểm nhận định của họ để bạn có thể sử dụng nhắm mục tiêu?
=> Sau khi bạn thu thập mọi dữ liệu lên quan, hãy tận dụng chúng để xây dựng chiến lược nhắm mục tiêu hiệu quả. Điều này còn giúp bạn tối ưu thời gian và chi phí rất nhiều.
2. Xây dựng nội dung / thông điệp chất lượng
Nội dung của chiến dịch tiếp thị bạn muốn triển khai phải phù hợp với nội dung trên Landing Page của bạn. Nếu bạn muốn tiếp thị sản phẩm / dịch vụ đến một đối tượng cụ thể, thì quảng cáo của bạn phải kết nối đến sở thích và nhu cầu của họ bằng cách cung cấp nội dung, hình ảnh trên Landing Page khi họ truy cập vào.
Đồng nghĩa, bạn cần tạo một thông điệp tốt nhất có thể khiến cho người dùng quan tâm ngay lập tức để nhấp vào quảng cáo của bạn để đến Landing Page – điều này sẽ khiến họ nhận định đã đến đúng nơi.
=> Đây chính là yếu tố thúc đẩy người dùng thực hiện các hành động như bạn mong đợi, và Conversion Rate cũng tăng cao hơn.

Cung cấp sự phù hợp
Hãy nhớ rằng mỗi khách hàng sẽ có những lý do riêng để đến Landing Page của bạn và sẽ thực hiện hành động chuyển đổi theo nhiều cách độc đáo.
Tùy thuộc vào từng phương tiện quảng cáo sẽ có nhiều cách thực hiện phù hợp: Quảng cáo từ khóa (SKAGs) cho PPC, sở thích YouTube, tùy chọn nhắm mục tiêu truyền thông xã hội…
=> Hãy nhớ rằng, càng thiết kế chiến dịch quảng cáo và Landing Page chi tiết thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao.
Đầu tư vào các chiến dịch đang hoạt động
Cuối cùng, khi bạn xác định các nguồn lưu lượng truy cập có tỷ lệ chuyển đổi thấp (không đem lại lợi nhuận), thay đổi một điều gì đó hoặc ngừng chi tiền cho nguồn lưu lượng truy cập đó => đừng tiếp tục đầu tiên vào lưu lượng truy cập kém chất lượng.
Thay vào đó, hãy tạo ngân sách thử nghiệm để khám phá lưu lượng truy cập mới để nhắm mục tiêu vào các đối tượng cụ thể hơn. Và đừng quên đảm bảo trải nghiệm người dùng luôn luôn tốt!
Lời kết
Conversion Rate là một trong những số liệu tiếp thị quan trọng nhất. Khác với tỷ lệ click – Conversion Rate sẽ cho bạn biết % lưu lượng truy cập của website hiện có. Bạn có thể mua tất cả các lượt nhấp chuột, nhưng nếu chúng không chuyển đổi => không hiệu quả.
Nếu bạn thích bài viết Conversion Rate là gì, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.