Không phải SEOer nào cũng xem Bounce Rate là một chỉ số quan trọng khi khi phân tích Google Analytics. Thậm chí, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ Bounce Rate là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate hay cách cải thiện Bounce Rate hiệu quả… các chuyên gia Prodima sẽ giải đáp rõ ràng cho bạn trong bài viết này.
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate còn được hiểu là Tỷ lệ thoát – % khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động mục tiêu của doanh nghiệp như điền vào biểu mẫu, nhấp vào liên kết hay mua hàng.

Lý do Bounce Rate là một trong những yếu tố quan trọng khi làm SEO:
- Việc giảm thiểu tỷ lệ khách truy cập thoát trang sẽ tăng khả năng chuyển đổi và bán hàng tốt hơn.
- Bounce Rate là một trong những yếu tố xếp hạng của Google. Nếu tỷ lệ thoát trang càng cao thì khả năng trang của bạn “mất hút” trên SERPs càng lớn => khó tiếp cận với khách hàng tiềm năng => giảm ROI.
- Bounce Rate cao cũng đồng nghĩa trang web của bạn có vấn đề về bố cục trang, nội dung, bài viết sao chép hay trải nghiệm người dùng.
Bounce Rate vs Exit Rate
Exit Rate cũng là Tỷ lệ thoát, nhưng 2 yếu tố này sẽ có điểm khác biệt chính sau:
- Bounce Rate: % số người truy cập vào một trang web và thoát ra sau khi đọc nội dung mà không xem bất kỳ trang khác.
- Exit Rate: % người truy cập thoát khỏi trang web thông qua các trang web khác => họ đã truy cập một vài trang khác trên website và thoát ra ở một trang bất kỳ.
Vì sao người truy cập lại thoát trang?
Trước khi đi sâu vào các bước cải thiện Bounce Rate thì điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu những lý do thường gặp khiến người truy cập phải thoát trang phổ biến sau:
Nội dung không hấp dẫn
Nội dung là một yếu tố cực kỳ quan trọng để “giữ chân” người đọc ở lại trang lâu hơn và tăng chuyển đổi tốt hơn. Những nội dung chất lượng cao, chứa nhiều thông tin bổ ích, mới lạ… sẽ thu hút người đọc hơn.
Để không mất thời gian và công sức, bạn nên đầu tư chỉn chu vào nội dung website để “kéo” người truy cập ngay từ khi bước vào và trở thành độc giả trung thành.
Tốc độ tải trang chậm
Người dùng truy cập sẽ không kiên nhẫn chờ đợi một trang web load quá chậm. Họ sẽ nhanh chóng thoát ngay nếu chờ hơn 3s và truy cập vào trang web khác có tốc độ tải nhanh hơn.

Xuất hiện quá nhiều tin quảng cáo
Khi người dùng truy cập vào trang web của bạn, đồng nghĩa họ muốn tìm kiếm thông tin chính xác như mong muốn. Nhưng nếu website hiển thị các tin quảng cáo liên tục sẽ khiến họ khó chịu và thoát trang ngay lập tức. Thậm chí, trang web của bạn còn được thêm vào blacklist của họ.
Thiết kế trang web không ấn tượng
Có nhiều yếu tố tạo nên một trang web ấn tượng: bố cục, màu sắc, font chữ… Nếu cấu trúc quá rối mắt, sử dụng nhiều màu sắc…sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người dùng ngay khi truy cập, và tất nhiên họ sẽ thoát trang ngay.
Trang trống hoặc đang có lỗi kỹ thuật
Hãy thử đặt mình vào trường hợp của người đọc, giả sử bạn truy cập vào một trang web không hiển thị bất kỳ thông tin nào hoặc bị lỗi thì tất nhiên bạn sẽ thoát ra đúng chứ? Thậm chí điều này còn khiến người dùng truy cập “né” trang web của bạn vào những lần tìm kiếm sau.
Trang web không hỗ trợ xem trên điện thoại
Theo nghiên cứu của Statista vào năm 2020 cho thấy: Có đến 4,18 tỷ người dùng di động truy cập Internet”. Đồng nghĩa, nếu trang web của bạn không được tối ưu cho thiết bị mobile sẽ khiến tỷ lệ Bounce Rate tăng cao và vô tình “dâng” lượng khách hàng tiềm năng cho đối thủ cạnh tranh.
Bounce Rate được tính như thế nào?
Tỷ lệ thoát trong Google Analytics được tính bằng những công thức đơn giản – bạn có thể note vào sổ tay của mình.
1. Công thức tính Bounce Rate của một trang:
= Bounce (Tổng lượt thoát) trong khoảng thời gian nhất định/Entrance (Tổng số lần truy cập) trong cùng một khoảng thời gian đó.
Trong đó:
- Bounce là số lần truy cập vào một trang duy nhất. Từng truy cập sẽ xuất hiện một GIF request và gửi về GA.
- Entrance là tổng số lần truy cập vào trang web.
2. Công thức tính Bounce Rate cho toàn bộ trang web:
= Tổng lượt Bounce/Tổng số Entrance
Trong đó:
- Bounce, Entrance đều là tổng lần truy cập trên tất cả trang của website trong cùng một khoản thời gian nhất định.
4 Trường hợp người truy cập không được tính Bounce Rate
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách tối ưu hóa Bounce Rate, bạn cần hiểu rõ cách Google Analytics nhận định yếu tố nào là bounce. Cụ thể là 4 trường hợp duy nhất dưới đây:
Social Interactions Tracking
Người dùng truy cập vào website, thông qua mã đặc biệt đã khởi động một sự kiện xã hội và rời đi ngay sau đó mà không đi đến trang nào khác.
Ví dụ: Người dùng sau khi truy cập vào website => đã đọc bài viết blog => Chia sẻ bài viết đó bằng nút “Share” và rời đi.
=> Lý do trường hợp này không được xem là một lần thoát trang vì xuất hiện 2 GIF request gửi đến Google Analytics trong cùng một session, bao gồm:
- Một là mã theo dõi Google Analytics – để gửi dữ liệu page view.
- Một là mã theo dõi phân tích tương tác xã hội – để gửi dữ liệu tương tác mạng xã hội.
Trùng nhiều GATC trên trang web
Nếu trang web của bạn có chứa nhiều GATC giống nhau, ví dụ là một mã theo dõi ở header và và một ở footer => sẽ có ít nhất 2 GIF request được gửi.
=> Điều này cho thấy lượt xem trang duy nhất không được tính là một lần thoát trang. Do đó, bạn nên đảm bảo trang web của mình chỉ có một GATC duy nhất.
Event Tracking
Người dùng sau khi truy cập đã khởi động một sự kiện nào đó bằng mã Event Tracking => rơi đi ngay sau đó mà không đi đến trang nào khác.
Ví dụ: Người dùng truy cập đã nhấn nút chạy video (bạn đã thiết lập theo dõi thông qua event tracking code) rồi thoát khỏi trang web từ Landing Page mà không truy cập thêm trang khác.
=> Google Analytics không xem đây là một lượt thoát trang vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session: Một bởi mã theo dõi Google Analytics và một bởi Event Tracking code.
Lưu ý: Nếu bạn cài mã Event Tracking trên trang web => tỷ lệ thoát trang trên toàn bộ trang web sẽ giảm đáng kể.
Tracked Event tự động thực hiện
Trong trường hợp này, vì mỗi lần trang của bạn được tải thì những lần truy cập trang duy nhất không được tính là một Bounce Rate vì có nhiều hơn 1 GIF request.
Ví dụ: Sau khi bạn truy cập, video trên trang tự động phát. Điều này đồng nghĩa nút “Play” của video đã được thiết lập theo dõi thông qua mã Event Tracking => có nhiều hơn 1 GIF request được thực hiện.
8 Yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate của website
Sau khi bạn đã hiểu rõ Bounce Rate là gì, Prodima sẽ hướng dẫn cho bạn các xác định Bounce Rate trong website của mình dựa trên 8 yếu tố sau:
Loại hình website
Bạn phải biết rằng, Tỷ lệ thoát của mỗi website là hoàn toàn khác nhau. Thống kê Bounce Rate trung bình của từng loại hình website như hình sau:
Ví dụ: những trang blog có Bounce Rate cao vì mọi người truy cập chỉ để đọc bài blog họ đang tìm kiếm và thoát ra. Hoặc nếu chỉ số Bounce Rate trên website của bạn < 10% thì có thể vấn đề nằm ở kỹ thuật trang như mã Tracking xảy ra lỗi, quá nhiều GIF request được thực hiện…
Đối tượng người dùng
Nghiên cứu cho thấy, hầu như nhóm độc giả mới thường có tỷ lệ thoát trang nhiều hơn so với nhóm độc giả trung thành vì họ chưa quen thuộc với doanh nghiệp bạn.
=> Để xem số lượng chi tiết tại Google Analytics, bạn hãy click vào “Audience” => “Behavior” => “New vs. Returning“.
Hành vi / Mục đích của người truy cập
Tùy theo từng giai đoạn mà người đọc trong phễu Marketing mà họ có những hành vi / mục đích tìm kiếm khác nhau. Một vài điểm chủ chốt bạn cần xem xét để “thỏa mãn” người truy cập:
- Nội dung blog của bạn có giải tỏa thắc mắc của họ?
- Người đọc tương tác với trang web của bạn như thế nào?
- Landing Page có cung cấp thông tin giá trị cho mục đích tìm kiếm của người dùng?

Có đôi khi người dùng truy cập vẫn thoát trang dù Landing Page đã đáp ứng đủ thông tin họ cần nhưng lại không thu hút họ để truy cập vào những trang khác.
=> Trong trường hợp này, dù muốn hay không thì chỉ số Bounce Rate tăng cao dù bạn đã thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Chất lượng Landing Page
Nếu Landing Page của bạn quá nhàm chán, được thiết kế cẩu thả, ngập tràn quảng cáo và không chèn CTA rõ ràng thì chắc chắn Tỷ lệ thoát rất cao.
Để cải thiện vấn đề này, bạn phải có kiến thức về UX/UI sẽ giúp tối ưu Landing Page tốt hơn, “giữ chân” người dùng và thúc đẩy họ hành động nhiều hơn trên trang web.
Chất lượng traffic
Nếu bạn đang “kéo” traffic từ sai nguồn => người dùng không phải là khách hàng mục tiêu mong muốn => đồng nghĩa Bounce Rate sẽ cao. Do đó, bạn nên kiểm tra các nguồn traffic hiện tại để đưa ra thay đổi phù hợp.

Loại hình content
Nếu chính bạn cũng cảm thấy phải dành thêm thời gian để đọc nội dung trên trang web của mình, đồng nghĩa người dùng truy cập cũng chẳng thấy khá khẩm hơn, và tất nhiên họ sẽ rời đi. Do đó, hãy đầu tư vào chất lượng và loại hình content để thu hút họ ở lại.
Loại hình kênh truyền thông
Theo kinh nghiệm của chuyên gia SEO Prodima thì lượng truy cập có Bounce Rate trên các kênh truyền thông sẽ khác nhau. Chẳng hạn như Tỷ lệ thoát trên các kênh mạng xã hội thường cao hơn từ Organic Search.
Lựa chọn kênh quảng bá phù hợp cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà các Marketer cần quan tâm khi triển khai chiến dịch tiếp thị / SEO cho website của doanh nghiệp.
Loại hình thiết bị
Tỷ lệ thoát giữa mỗi thiết bị có thể khác nhau. Giả sử nếu trang web của bạn không đáp ứng tốt cho người dùng di động thì lượng truy cập có Bounce Rate sẽ tăng cao.
8 Mẹo đơn giản giúp cải thiện Bounce Rate hay nhất
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate là gì rồi, trong phần này Prodima sẽ bật mí cho bạn 8 mẹo hay giúp tăng Bounce Rate dưới đây:
Nhúng video YouTube vào trang của bạn
Theo nghiên cứu từ Wistia cho thấy: Việc nhúng video vào trang web giúp x2 thời gian người đọc ở lại trang”.
Và bạn không phải bắt buộc chỉ sử dụng video của riêng mình – có thể nhúng bất kỳ video nào hấp dẫn, hữu ích (liên quan đến lĩnh vực / nội dung bài viết của bạn) đều phù hợp.
Cải thiện tốc độ load trang
Phân tích từ Google cho thấy: “Một trang có tốc độ load chậm tương đương với Bounce Rate cao hơn“.
Như Prodima đã nhắc ở trên, chẳng ai có thể kiên nhẫn chờ đợi một trang load quá lâu. Do đó, bạn nên thực hiện các phương án tăng tốc độ tải trang, sẽ càng tốt hơn nếu < 2s.
Prodima đề xuất bạn nên sử dụng PageSpeed Insights được cung cấp bởi Google và hoàn toàn miễn phí. Công cụ này sẽ giúp bạn biết được điểm tốc độ trang đối với người dùng truy cập, cùng với các đề xuất hữu hiệu mà bạn có thể tham khảo.
Tiếp đến, bạn nên áp dụng những thủ thuật dưới đây để cải thiện tốc độ tải trang của mình:
- Nén hình ảnh: Hình ảnh có dung lượng quá lớn sẽ khiến trang web phải dành nhiều thời gian để tải hơn. Lời khuyên tốt nhất là bạn hãy sử dụng công cụ Kraken Image Optimizer để nén hình ảnh ở kích thước tối thiểu nhất.
- Chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting chuyên nghiệp: Server của bạn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web. Hãy cân nhắc lựa chọn một dịch vụ lưu trữ chuyên nghiệp và nhanh hơn.
- Loại bỏ các tính năng bổ trợ và tập lệnh không cần thiết: Sử dụng công cụ WebPageTest để tổng hợp các tài nguyên khiến trang web tải chậm và xóa bỏ mọi thứ không cần thiết.
Thiết kế CTA trên Landing Page nổi bật
Cần thiết kế CTA rõ ràng và có tính thuyết phục cao trên Landing Page – điều này giúp người dùng truy cập biết được bạn muốn họ thực hiện hành động gì tiếp theo.

Một nút kêu gọi hành động chất lượng nên:
- CTA đặt ở vị trí dễ nhìn thấy như ở phần đầu trang hoặc bên sidebar.
- Thiết kế CTA nổi bật bằng cách sử dụng chữ in đậm và các màu sắc tương phản.
- Nên làm CTA trở nên rõ ràng để người dùng biết chính xác họ sẽ nhận được gì nếu click vào.
- Sử dụng các từ ngữ mang tính thúc đẩy và thông báo đến người dùng họ nên làm gì tiếp theo.
Bên cạnh đó, bạn đừng nên đặt quá nhiều CTA trên cùng một trang => khiến người dùng hoang mang vì không biết nên click vào cái nào => dẫn đến hành vi thoát ra.
Tối ưu nội dung trở nên dễ đọc
Đơn giản: Khó đọc = Thoát trang! Do đó, bạn hãy xem lại tất cả nội dung trên trang, nếu chưa thật sự tốt thì hãy thực hiện những điều sau:
- Nhiều khoảng trắng giúp không gian nội dung thoáng hơn, tạo cảm giác dễ đọc.
- Chia các đoạn văn quá dài thành 1-2 câu sẽ không tạo cảm giác ngộp cho người đọc.
- Không nên font chữ 15px-17px vì quá nhỏ, khiến mọi người dùng di động phải phóng to mới có thể đọc.
- Sử dụng các tiêu đề phụ để phân chia nội dung thành các phần ngắn, điều này giúp người đọc cảm thấy thoải mái và dễ dàng tìm được nội dung họ mong muốn.
Tối ưu cấu trúc Internal link
Internal link (Liên kết nội bộ) là phương pháp kết nối các phần nội dung liên quan trên cùng một website và khuyến khích người đọc nên click vào để xem thêm nội dung mở rộng. Điều này giúp giảm Tỷ lệ thoát và giữ chân họ lâu hơn.
Sử dụng những liên kết nội bộ bằng Anchor Text còn giúp các Googlebot crawl và index dữ liệu / nội dung website nhanh hơn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên xây dựng các liên kết nội bộ giữa những nội dung liên quan để tránh khiến người đọc hiểu nhầm những nội dung đó là spam và rời trang.
Chỉ nên sử dụng các Exit-intent popups
Các popups này sẽ hiển thị ngay khi người dùng muốn rời khỏi trang của bạn. Đây là một cách tối ưu chuyển đổi hiệu quả, thường được sử dụng trong chiến lược xây dựng Email list.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều popup bật sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực, khiến người dùng không tập trung vào mục đích tìm kiếm và sẽ thoát ra.

Sử dụng nhiều từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao
Phần lớn các trang web thương mại ngày nay đều gặp phải chính là khả năng chuyển đổi. Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là bạn không nhắm chính xác khách hàng mục tiêu.
Dù những Ecommerce website có lượng khách truy cập lớn nhưng lượng tương tác thấp sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi. Và càng tệ hơn nếu bạn nhắm sai khách hàng mục tiêu thì Tỷ lệ chuyển đổi = 0.
Hãy dành thời gian nghiên cứu và lựa chọn từ khóa có khả năng chuyển đổi cao sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích:
- Target đúng Nhóm khách hàng mục tiêu.
- Dễ dàng tạo ra nhiều nội dung giá trị cao thu hút người đọc ở lại trang lâu hơn.
- Thu hút nhiều backlink chất lượng trỏ về website => tăng thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm.
=> Nếu bạn chưa biết cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả, hãy tham khảo Cách Tìm Từ Khóa SEO Chính Xác Cho Doanh Nghiệp của Prodima nhé!
Dùng Page Level Survey
Nếu bạn đã áp dụng mọi cách trên nhưng không thành công, thì giải pháp cuối cùng là thực hiện Page Level Survey, bằng cách: Thêm nút Like (Thumbs Up) – Hate/ Dislike (Thumbs Down) ở phía cuối trang Landing Page.
=> Cách làm này sẽ giúp bạn nhận được nhiều phản hồi từ người dùng để giải đáp vì sao họ lại thoát trang.
Ví dụ: Nếu Landing Page có quá nhiều nút Like, đồng nghĩa chất lượng nội dung trang có vấn đề.
Kết luận
Thông qua các chỉ số Bounce Rate trong Google Analytics, bạn có thể đo lường và phân tích chất lượng traffic đổ vào website. Đồng thời, dựa vào những sai sót được tìm thấy, bạn có thể đưa ra nhiều giải pháp cải thiện SEO, nội dung Marketing, trải nghiệm người dùng hay CRO tốt hơn.
Hy vọng qua những chia sẻ của Prodima, bạn đã hiểu rõ về Bounce Rate là gì cũng như các mẹo hay cải thiện Bounce Rate hiệu quả. Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.