Với những ai làm trong ngành Digital Marketing, chắc chắn đã nghe rất nhiều về khái niệm 7P marketing. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lại bỏ qua 7P trong marketing.
Đây là quan điểm cực kỳ sai lầm, không chỉ khiến doanh nghiệp bạn phải loay hoay tìm hướng tiếp cận mục tiêu mà còn “thất thủ” trước các đối thủ cạnh tranh của mình.
Đừng để mọi công sức “đổ sông đổ biển”, hãy đọc ngay bài viết này để cập nhật kiến thức cũng như tham khảo cách triển khai 7P trong marketing đỉnh nhất của Prodima sẽ giúp doanh nghiệp bạn đi lên nhanh chóng.
7p marketing là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu về 7P trong marketing, bạn phải hiểu rõ định nghĩa về marketing mix nhé!
Marketing mix là gì?
Marketing mix còn được gọi là marketing hỗn hợp – sự kết hợp các công cụ tiếp thị đặc biệt giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh.
Chiến lược này sẽ được thực hiện dựa trên 4 mô hình chính gồm: Product (sản phẩm) – Price (giá cả) – Place (phân phối) – Promotion (xúc tiến) mà chúng ta thường biết đến với tên gọi 4P marketing.
Vậy, 7P trong marketing là gì?
Mô hình 7P trong marketing được phát minh và xuất bản trong cuốn Basic Marketing – A managerial Approach, (dịch ra là Tiếp cận quản lý với marketing căn bản) vào năm 1960 bởi E.Jerome McCarthy.
Từ mô hình 4P ban đầu, đã được bổ sung thêm 3P khác là: Physical Evidence (bằng chứng vật lý), People (con người) và Process (quy trình), nên được gọi là 7P marketing.
7P trong marketing giúp đáp ứng sự thay đổi phức tạp của thị thị trường marketing ngày nay – không chỉ dừng lại ở mặt hàng hữu hình mà còn mở rộng thành các dịch vụ vô hình.

Cách triển khai mô hình 7P marketing chi tiết
Trong phần này, Prodima sẽ hướng dẫn từ A-Z cách áp dụng từng phần của 7P trong marketing giúp doanh nghiệp bạn có thể đạt được target mong muốn:
P1: Product – Sản phẩm
Thành phần chúng ta cần xem xét đầu tiên là Product – sản phẩm của doanh nghiệp. Đó có thể là mặt hàng vô hình (dịch vụ) hay hữu hình.
Vòng đời của một sản phẩm / dịch vụ sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:
- Introduction: Hình thành.
- Growth: Phát triển.
- Maturity: Trưởng thành.
- Decline: Thoái trào.
Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn định hướng chiến lược sản phẩm / dịch vụ đáp ứng thị hiếu của họ.
Để làm được điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Nhu cầu của của khách hàng về dịch vụ / sản phẩm của bạn?
- Làm thế nào để khách hàng sử dụng dịch vụ / sản phẩm của bạn?
- Nơi nào họ có thể mua sản phẩm của bạn?
- Sản phẩm / dịch vụ có đặc điểm gì nổi bật để “thỏa mãn” họ?
- Sản phẩm của bạn có gì khác biệt so với đối thủ?
- Bạn có bỏ qua bất kỳ tính năng độc đáo nào khi phát triển sản phẩm?
- Sản phẩm của bạn có quá nhiều tính năng thừa thãi không cần thiết?
- Kiểu dáng sản phẩm của bạn có bắt mắt, gây ấn tượng?
- Tên của dịch vụ / sản phẩm có “bắt tai” khiến khách hàng phải chú ý?

P2: Place – Hệ thống phân phối
Một thành phần bạn nên cân nhắc kỹ trong chiến lược 7P marketing để xây dựng một hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người dùng nhanh chóng và dễ dàng.
Bạn cần dành thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường ngách của mình để thu thập nhiều thông tin cần thiết có lợi cho quá trình cung ứng sản phẩm và làm hài lòng Nhóm khách hàng mục tiêu.
Có 4 chiến lược phân phối phổ biến gồm:
- Intensive – Chiến lược phân phối rộng khắp.
- Exclusive – Chiến lược phân phối độc quyền.
- Selective – Chiến lược phân phối chọn lọc.
- Franchising – Nhượng quyền.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Khách hàng có thể tìm dịch vụ / sản phẩm của bạn ở đâu?
- Khách hàng thường mua sắm ở đâu?
- Những kênh phân phối nào bạn muốn tiếp cận? Phương thức tiếp cận như thế nào?
- Kênh phân phối của bạn có gì khác biệt so với đối thủ?
- Bạn muốn kinh doanh dịch vụ / sản phẩm trực tuyến?
P3: Price – Giá
Giá cả luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với phát triển của một doanh nghiệp. Bạn nên định một mức giá phù hợp có thể làm hài lòng mọi khách hàng tiềm năng và khiến họ phải chi tiền cho bạn.
Chiến lược về giá vô cùng nhạy cảm, đặc biệt đối với những công ty startup hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn tung sản phẩm mới ra thị trường.
Dưới đây là 3 chiến lược định giá cho dịch vụ / sản phẩm mới mà bạn nên cân nhắc:
- Market penetration pricing – Định giá thâm nhập.
- Market skimming pricing – Định giá hớt váng.
- Neutral pricing – Định giá trung lập.

Đồng thời, bạn cần xác định:
- Số vốn đầu tư bạn bỏ ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm?
- Sản phẩm mang lại giá trị gì cho người dùng?
- Nếu giá bán sản phẩm thấp thì tỷ lệ mua hàng có tăng?
- Mức giá hiện tại của bạn đắt / rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh?
P4: Promotion – Truyền thông
Các chiến lược truyền thông 7P marketing sẽ thúc đẩy quảng bá thương hiệu và bán hàng tốt hơn.
Promotion sẽ bao gồm 4 thành phần cấu thành:
- Sales organization – Tổ chức bán hàng.
- Public relation – Quan hệ công chúng.
- Advertising – Quảng cáo.
- Sales promotion – Tiếp thị.

Quảng cáo truyền thông có thể xuất hiện trên Tivi, báo in, radio và Internet – và dần cũng chuyển từ offline sang online.
Ngoài ra, còn có chiến dịch PR – Quan hệ công chúng – một hình thức truyền thông không mất phí như: Tổ chức sự kiện, họp báo, triển lãm… cũng thu hút lượng lớn người tham gia, giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.
P5: Physical evidence – Bằng chứng hiện hữu
Bằng chứng hiện hữu là những yếu tố cơ sở vật chất mà doanh nghiệp cần đề cập đến. Đây là nơi khách hàng xem và sử dụng dịch vụ / sản phẩm của bạn.
Tiếp cận khách hàng bằng phương thức Physical evidence sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và đáng tin cậy hơn.
- Ví dụ: Nhắc đến Thái độ làm việc chuyên nghiệp, ta sẽ nghĩ đến Google. Hoặc nói đến không gian quán cafe rộng rãi và đem lại cảm giác thoải mái, ta sẽ nhắc đến The Coffee House ngay.
P6: People – Con người
Con người ở đây là những người dùng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn nhắm tới. Đồng thời, bao gồm những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động quảng bá / cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Điều bạn cần làm là thực hiện nhiều bài khảo sát thị trường để biết được nhu cầu và thị hiếu của người dùng. Thông qua đó, đưa ra các điều chỉnh / thay đổi phù hợp với dịch vụ / sản phẩm của mình.
Ngoài ra, đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
Vì đây là những người làm việc trực tiếp với khách hàng và tác động đến quá trình bán dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp. Nên bạn cần tuyển dụng các vị trí liên quan như: Chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, content writer…

P7: Process – Quy trình
Process là những quy trình làm việc chặt chẽ giúp doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
Xây dựng một hệ thống chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu một khoản phí lớn trong quá trình lưu chuyển và cung ứng sản phẩm.
Quy trình / Hệ thống ở đây có thể là: Quy trình thanh toán (đối với khách hàng), quy trình sản xuất / phân phối sản phẩm, quy trình logistic hoặc hệ thống xuất nhập kho hàng.

Kết luận
Dù doanh nghiệp bạn lớn hay nhỏ, hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải triển khai chiến lược 7P marketing phù hợp để hỗ trợ quá trình bán hàng thành công.
Điều quan trọng là kế hoạch marketing mix của bạn phải thúc đẩy tăng nhận diện thương hiệu, quảng bá dịch vụ / sản phẩm và làm hài lòng khách hàng. Có như vậy, doanh nghiệp bạn mới đạt được mục tiêu đề ra để mang về lợi nhuận cao nhất.
Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.
Đọc tiếp:
- SEO là gì? Tất cả mọi thứ bạn cần biết về SEO
- Entity là gì? Cách làm SEO Entity hiệu quả nhất
- Digital Marketing là gì và vì sao doanh nghiệp nên đầu tư?
- Content Marketing là gì? 45 Xu hướng content marketing mới nhất
- Cách viết bài chuẩn SEO từ A-Z hay nhất 2021