Semantic web là gì? Vì sao nên tạo Semantic cho website?

  • Last update: 25/06/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Semantic web là gì? Vì sao nên tạo Semantic cho website? hình ảnh 1

Rất nhiều người hoang mang khi nghe đến thuật ngữ Semantic web là gì. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được Prodima giải đáp từ A-Z trong bài viết này. Hãy bắt đầu ngay nhé!

Semantic web là gì?

Semantic Web (Web ngữ nghĩa) là một sự mở rộng của trang web như thêm vào các yếu tố ngữ nghĩa, nhằm mục đích giúp máy tính có thể khai thác tốt hơn các thông tin / dữ liệu trên website.

Trên Semantic web, tài nguyên được cung cấp sẽ đảm bảo sự chính xác về mặt ngữ nghĩa và linh hoạt để máy tính và con người có thể cộng tác làm việc trơn tru và hiệu quả hơn.

Semantic web là gì
Semantic web giúp máy có thể khai thác tốt các thông tin trên website

Kỹ thuật của Semantic web

Để tạo một trang web có nội dung chất lượng và hoạt động mạnh mẽ, bạn cần phân tích cú pháp và cấu trúc các yếu tố liên quan của nội dung cấu thành trang web như: con người, sự kiện, ý tưởng, khái niệm, sản phẩm.

Chúng ta có thể thấy ứng dụng của dữ liệu Semantic ở nhiều nơi khác nhau trên web. Các yếu tố này sẽ được gắn “nhãn” mô tả ý nghĩa bằng một ngôn ngữ chuẩn hóa.

  • Khi các mô tả mà máy có thể đọc được => chúng sẽ được liên kết chặt chẽ để xây dựng một website có dữ liệu cao hơn – nơi máy tính có thể tìm, đọc và suy luận về một nội dung cụ thể.

Dựa vào nguồn dữ liệu mới phong phú, các bot tìm kiếm có thể cung cấp nội dung phù hợp nhất cho người dùng trực tuyến – được chỉnh sửa thành những đoạn trích nổi bật.

Semantic web không chỉ cải thiện tìm kiếm truyền thống mà còn tạo điều kiện cho hành trình trải nghiệm người dùng thông minh và liền mạch hơn.

=> Các ứng dụng của Web ngữ nghĩa là vô tận, nhưng chúng ta không thể tận dụng những khả năng này cho đến khi chúng ta có một mạng lưới kiến thức toàn cầu thực sự thông minh.

Bạn cần làm cho nội dung của mình có “ngữ nghĩa” hoặc được chú thích bằng siêu dữ liệu có ý nghĩa để chuyển đổi một văn bản “nhàm chán” thành các khái niệm có liên kết trực tuyến.

Sự chuyển đổi này giúp website hoạt động tốt hơn, không chỉ hỗ trợ cho nội dung mà còn là dữ liệu tổng thể => di chuyển tự do và liền mạch.

Các thuật ngữ của Semantic web

Semantic web cung cấp các thuật ngữ riêng nhằm mục đích thống nhất trong quản lý dữ liệu và nội dung. Điều này giúp quá trình sử dụng và chia sẻ giữa dễ các ứng dụng, doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng hơn.

RDF

RDF (Resource Description Framework) là một phương pháp xuất bản và liên kết dữ liệu.

Nó được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn website: XML và URL. Đồng thời sử dụng mô hình “bộ 3 yếu tố”: Chủ đề – vị ngữ và đối tượng được gắn kết với nhau và được mô tả chính thức => sự kết hợp này sẽ tạo thành một Cơ sở tri thức (Graph of Knowledge) phong phú.

Semantic web là gì? Vì sao nên tạo Semantic cho website? hình ảnh 2
Mạng lưới RDF

SPARQL

SPARQL nghĩa là Ngôn ngữ và Giao thức truy vấn RDF – được dùng để truy cập vào các dữ liệu RDF làm việc theo nhóm của World Wide Web Consortium. Đây còn là một trong những công nghệ quan trọng nhất của Semantic web.

OWL

OWL (Web Ontology Language) – ngôn ngữ dựa trên logic, được thiết kế để máy móc phiên dịch có thể tự động xử lý và suy luận thông tin mà nó mô tả.

6 Tầng kiến trúc của Semantic Web

Kiến trúc Semantic web được xây dựng bởi sơ đồ trong Fig 2 và phân thành các tầng cụ thể sau:

Tầng Unicode và URI

Đây là tầng đầu tiên – nền tảng mã hóa, định vị và truyền tải thông tin, gồm:

  • Unicode là chuẩn mã hóa mọi dữ liệu và mọi ngôn ngữ, nhằm hỗ trợ vận chuyển thông tin chính xác.
  • URI (Uniform Resource Identifier) là nền tảng xác định vị trí cho tất cả tài nguyên của website.

Thực tế tầng này đã được sử dụng trong nền tảng website hiện hành. Trong đó, các URI được miêu tả dưới dạng các giao thức khác như như: SMTP, FTP, HTTP…

Sự xuất hiện của tầng Unicode và URI cho thấy Semantic web thực tế chỉ là một sự mở rộng của web hiện hành bằng cách thêm phần ngữ nghĩa bên trên và lưu trữ toàn bộ đặc điểm thiết kế hiện tại bên dưới website để tạo một khung nhìn tổng quát cho trang web hiện hành.

Tầng XML, NS và XMLSchema

Tầng thứ 2 của kiến trúc Semantic web là gì? Cung cấp một phương thức diễn đạt cấu trúc thông tin dưới dạng chuẩn thực tế khi truyền dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau.

XML được hỗ trợ rộng rãi cho các công cụ tìm kiếm và người dùng. Đây cũng là lý do XML đóng vai trò là điểm trung gian kết nối những dữ liệu giàu ngữ nghĩa hơn và dữ liệu thô giàu cấu trúc.

XML cung cấp một cú pháp chung cho mọi hình thức hiển thị dữ liệu trên Internet. Các namespace-NS (Không gian tên) cũng được xem là một giải pháp được áp dụng trong các tài liệu XML.

Có thể nói rằng tầng thứ 2 chính là cơ sở tuyệt vời để tích hợp tất cả định nghĩa Semantic web các chuẩn XML khác.

Tầng RDF và RDF Schema

Từ tầng thứ 3 trở đi, mọi đặc điểm mới của website mới được thể hiện rõ đây chính là Semantic web.

Tầng này đóng vai trò như

RDF được viết tắt từ cụm Resource Description Language – một ngôn ngữ hay mô hình để biểu diễn ngữ nghĩa hoặc tạo ra nhiều khung nhìn đơn giản tới máy tính. Trong ngữ cảnh web thì những dữ liệu này còn được hiểu là Resource (Tài nguyên).

RDFS-RDF Vocabulary Description Language – một ngôn ngữ dùng để mô tả các từ vựng dưới dạng phân lớp hay dạng cây – giúp tăng cường ngữ nghĩa chính xác cho mô hình dữ liệu RDF.

Tầng từ vựng Ontology

Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả từ vựng thì RDF chưa thực sự đạt được những tiêu chí mà Semantic web mong đợi. Và đây cũng là lý do tầng thứ 4 – Ontology ra đời!

Ontology cho phép mở rộng miêu tả các từ vựng thuộc lớp, thuộc tính chính xác khi thêm vào trong RDF và được chia sẻ rộng rãi trên Internet.

Tầng Logic

Logic vẫn đang được phát triển và chưa có bất kỳ công bố chính thức về mức độ hoàn thiện cũng như tính chất chuẩn về tầng này.

Bản chất của tầng Logic là cung cấp các cơ sở phù hợp để siêu dữ liệu RDF được chuyển thành tri thức – yếu tố được áp dụng để tiến hành suy luận Logic chặt chẽ để chứng minh và đưa ra những thông tin mới nhất dựa trên dữ liệu đã có.

Tầng Proof và tầng Trust

Đây là tầng cuối cùng trong kiến trúc của Semantic Web. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không có nhiều thông tin mô tả về tầng này cũng như giải pháp thực hiện cụ thể.

Có thể nhiều người cho rằng đây là tầng “lỗi” – nhưng trong tương lai thì Proof và Trust sẽ trở thành điểm cực kỳ quan trọng của Semantic web.

Để lý giải cho vấn đề này đó chính là sự mâu thuẫn của thông tin. Ví dụ: Có người cho rằng “x” là màu đỏ, nhưng người khác lại nhận định “x” là màu cam…

=> Sẽ có người đặt ra nghi vấn: Semantic web sẽ sụp đổ vì những lý do như thế?

Tất nhiên là KHÔNG bao giờ! Vì 2 lý do cơ bản sau:

  • Thứ nhất, tất cả ứng dụng hiện tại trên Semantic web dựa trên nền tảng của một ngữ cảnh cụ thể.
  • Thứ hai, theo dự đoán từ các chuyên gia: Các ứng dụng trong tương lai sẽ chứa đựng những kỹ thuật xác thực điện thử và kiểm tra bằng chứng.
Semantic web là gì? Vì sao nên tạo Semantic cho website? hình ảnh 3
Tổng quan về kiến trúc của Semantic Web

Digital Signature – Chữ ký số

Việc áp dụng ký tự điện tử và công nghệ mã hóa trong RDF để chắc chắn các nguồn dữ liệu đang sử dụng được truyền từ một nhà cung cấp an toàn.

Trong kiến trúc của Semantic Web – Chữ ký số gắn liền với các tầng( kể từ tầng thứ 3 trở xuống), đóng vai trò mở rộng cho các tầng này nhằm đảm bảo tất cả thông tin / dữ liệu trong tài liệu này được xác thực từ một nhà cung cấp bất kỳ.

Nhờ vào đó sẽ ngăn chặn tình trạng sụp đổ kiến trúc của Semantic web, vì đặc tính đơn giản và phổ cập mang lại khi sử dụng.

Thông qua Digital Signature, các ứng dụng sẽ có căn cứ chính xác để sử dụng đúng thông tin mà nhà cung cấp truyền tới.

Vì sao nên triển khai Semantic web?

Thông qua những lợi ích tuyệt vời mà Semantic web mang lại đã thúc đẩy hiệu quả phân tích của máy móc hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất nội dung, quản lý, học tập, truyền thông, thương mại điện tử, nghiên cứu khoa học, quản lý tri thức và xuất bản nói chung.

  • Bất kỳ nơi nào có kiến thức đều có thể trở thành ngữ nghĩa. Tìm kiếm và trình bày nội dung trên Google / Bing chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà chúng ta thường quan tâm là SEO và SERPs.

Người ta có thể nói rằng Semantic web là “xương sống” công nghệ để phát triển nội dung với nhiều cấu trúc, tiêu chuẩn và các kênh phân phối trong tương lai.

Sử dụng công nghệ Semantic web sẽ giúp bạn:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng Digital Content (Nội dung số) thông minh.
  • Kết nối các tầng Silo nội dung trong một tổ chức lớn.
  • Tận dụng siêu dữ liệu để cung cấp trải nghiệm phong phú hơn.
  • Sắp xếp và tái sử dụng nội dung hiệu quả hơn.
  • Kết nối các nội dung bên trong và bên ngoài trang.
  • Xây dựng nội dung hướng tới trí tuệ nhân tạo.
Semantic web là gì? Vì sao nên tạo Semantic cho website? hình ảnh 4
Semantic giúp xây dựng Hệ thống content website tốt hơn

Để tạo dựng kế hoạch cho một “hệ sinh thái” nội dung mới, chúng ta cần hiểu tầm quan trọng của các kết nối dữ liệu Semantic và nhúng các liên kết của Semantic Metadata vào mọi phần nội dung trên website.

Semantic web không ngừng phát triển và “khó nhằn” đối với nhiều người, nhưng bạn nên ghi nhớ:

  • Semantic dẫn đầu giao tiếp giữa con người và các tác tử phần mềm (Software Agent) để hướng tới cơ sở hạ tầng nội dung thông minh hơn cho người dùng Internet.

Hoạt động của Semantic web

Để hiểu nguyên tắc đằng sau cách Semantic web phát triển, Prodima sẽ lấy ví dụ về một máy hát tự động:

  1. Với các dòng máy cổ điển sẽ phát bài hát sau khi được người dùng chọn thông qua các nút nhấn – theo cách thủ công.

=> Tương tự như vậy, trước khi công nghệ Semantic xuất hiện – các website có phương thức hoạt động đi kèm nhiều hạn chế giống nhau. Để lấy các tài nguyên hạn chế, người dùng Internet phải thực hiện các yêu cầu theo cách thủ công từ: trang web, thư mục, tài liệu nằm trên các máy chủ khác nhau… Máy móc không thể tìm, đọc hoặc sử dụng nội dung này.

  1. Trải qua nhiều thập kỷ, công nghệ âm nhạc cũng thay đổi mới hơn: Từ các máy hát tự động đã chuyển thành nền tảng kỹ thuật số thông minh như Spotify hoặc Pandora.

Các dịch vụ “ m nhạc Semantic” này cho phép người dùng khám phá nội dung phù hợp trong số hàng triệu bài hát mà không cần nghe tất cả chúng.

=> Website cũng có nhiều thay đổi tích cực khi phát triển theo công nghệ Semantic. Giờ đây, nhờ vào các thuật toán của công cụ tìm kiếm đã điều hướng một lượng lớn các nội dung có cấu trúc để trả lời cụ thể hoặc hành động theo truy vấn truy vấn nhất định.

  • Dữ liệu được làm giàu với Semantic, cấu trúc và các liên kết có ý nghĩa – được diễn giải bằng máy giúp chúng ta có thể tìm kiếm và thao tác thông tin với độ chính xác cao hơn.

Điều này làm tăng trải nghiệm khám phá và tìm kiếm nội dung tốt hơn. Đồng thời mở ra nhiều cơ hội chia sẻ, phân tích và tái sử dụng dữ liệu liền mạch hơn.

Bắt đầu với xây dựng Semantic web như thế nào?

Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của Semantic web là gì rồi. Bây giờ để xây dựng Semantic web thì bạn cần liên kết các tập nội dung trang với các tập nội dung có liên quan trên toàn cầu.

  • Bắt đầu tại địa phương – Bắt đầu tại nhà – Bắt đầu trong doanh nghiệp của bạn.

=> Sau đó liên kết với các nội dung liên quan của khách hàng, đối tác, nhà cung cấp hoặc thậm chí của đối thủ cạnh tranh.

Bất kỳ ai đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất nội dung đều có thể xây dựng hệ sinh thái Semantic web thông minh một cách liền mạch vào các nội dung của mình. Nhưng… không thể hoàn thành chỉ trong một sớm một chiều!

Lời kết

Hy vọng Prodima đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh Semantic web là gì? Chắc chắn sẽ có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về Semantic web.  Để sở hữu một website chất lượng, đẹp và trải nghiệm khách hàng tốt nhất – bạn cần hợp tác với một dịch vụ thiết kế website uy tín tại TPHCM – hãy để lại bình luận bên dưới để các chuyên gia Prodima giải đáp ngay nhé!

Xem thêm: