CloudFlare – “cái tên” đã quá quen thuộc với các quản trị viên website, một giải pháp tuyệt vời giúp tăng độ tải trang cho người dùng truy cập.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết Cloudflare là gì? Cũng như cách cài đặt CloudFlare như thế nào nhanh chóng?
Bài viết của Prodima sẽ giải đáp cho bạn từ A-Z, xem ngay nhé!
CloudFlare là gì?
CloudFlare là một dịch vụ Domain Name Server (DNS) trung gian miễn phí giúp kết nối người dùng và server (máy chủ) qua một lớp bảo vệ CloudFlare. Hiểu đơn giản hơn, muốn truy cập vào website bất kỳ thì phải thông qua máy chủ CloudFlare.

Mặc dù sử dụng công nghệ tương tự như CDN, nhưng khác ở chỗ CloudFlare hỗ trợ xử lý mọi yêu cầu được gửi đến trang web như:
- Chèn các tính năng, ứng dụng vào website.
- Tự động chỉnh sửa nội dung giúp cải thiện hiệu suất.
- Ngăn chặn các cuộc tấn công vào website.
- Giúp cài đặt SSL nhanh chóng và nhấp chỉ 1 lần.
- … cùng nhiều hỗ trợ hữu ích khác mà CDN truyền thống không thể cung cấp.
CloudFlare hoạt động như thế nào?
Nếu đi sâu vào chi tiết thì phương thức hoạt động của Cloudflare khá phức tạp, Prodima đã tóm tắt ngắn gọn giúp bạn có thể hiểu đơn giản hơn:
DNS System – Hệ thống DNS
CloudFlare không chỉ là CDN mà còn được xem là DNS có hiệu suất đứng đầu thế giới.
Toàn bộ quá trình phân giải DNS sẽ hoàn thiện trước khi thiết lập kết nối, và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ load của website.
Trong cấu hình có sẵn, CloudFlare được mặc định là máy chủ cho tên miền của bạn. Do đó, bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời nhờ quá trình CloudFlare phân giải DNS nhanh chóng.
Filtering – Lọc lưu lượng
CloudFlare còn cung cấp là Bộ lọc lưu lượng truy cập vào website. Nó hoạt động giống như một lớp bảo mật chặt chẽ để bảo vệ hệ thống website của bạn trước các tấn công từ bên ngoài.
Caching – Bộ nhớ đệm
CloudFlare sử dụng Cache để lưu trữ toàn bộ dữ liệu trang giúp truy xuất thông tin nhanh hơn. Đồng thời, CloudFlare cũng kiểm tra website của bạn để cập nhật Bộ nhớ đệm thường xuyên.
Hiểu được Cloudflare là gì bạn sẽ thấy khi sử dụng dịch vụ này giúp cho người dùng trên toàn thế giới tải xuống trang web của bạn nhanh chóng từ một thực tế vị trí gần hơn.
Tuy nhiên, đôi khi có một vài yêu cầu được xử lý bởi CDN => khiến server của bạn chịu tải xuống thấp nếu có nhiều người dùng cùng truy cập website của bạn cùng lúc.
Ưu và nhược điểm của Cloudflare
Bất kỳ dịch vụ công nghệ nào khi sử dụng đều có những ưu – nhược điểm riêng. Và Cloudflare cũng không ngoại lệ:
Ưu điểm của Cloudflare
- Tăng tốc độ tải trang bằng cách: Cloudflare lưu một bộ nhớ đệm => phân phối đến khách truy cập gần server web nhất.
- Hỗ trợ nén các dữ liệu tĩnh như hình ảnh, CSS, tập tin… dưới dạng gzip giúp cải thiện tốc độ tải tốt hơn.
- Hạn chế việc truy cập trực tiếp vào website thông qua máy chủ, điều này giúp tiết kiệm băng thông sử dụng xuống còn ½ – ⅔ so với việc không dùng Cloudflare.
- Tính năng Auto Minify tự động loại bỏ những ký tự không cần thiết như: chú thích, khoảng trắng… khỏi mã nguồn mà không làm thay đổi chức năng sử dụng. Nhờ vật, giảm lưu lượng dữ liệu chuyển đi và tăng độ tải trang nhanh hơn.
- Rocket Loader giúp trì hoàn tất cả JavaScript để ưu tiên hiển thị nội dung của Website. Nếu bạn sử dụng lệnh jQuery sẽ khiến đoạn mã JavaScript bị lỗi. Do đó, bạn nên tắt tính năng này nếu không quá cần thiết.
- Nâng cao tính bảo mật cho website, giảm thiểu rủi ro trước các tấn công từ bên ngoài như: Công nghệ tường lửa, bảo vệ các trang cao cấp, giới hạn truy cập tại một số quốc gia / IP nhất định, cung cấp SSL miễn phí để thêm giao thức HTTPS, yêu cầu đăng nhập (với các gói premium, gói pro trả phí).

Nhược điểm của Cloudflare
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, dịch vụ Cloudflare cũng có nhiều mặt hạn chế bạn cần biết như sau:
- Đầu tiên, bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ DNS của Cloudflare. Nếu có trục trặc thì việc truy cập đến website sẽ bị gián đoạn, dù server vẫn hoạt động bình thường.
- Nếu bạn sử dụng server tại Việt Nam thì không nên dùng Cloudflare – vì chưa có datacenter ở VN. Bạn có thể hiểu rằng: Server website ở VN và sử dụng Cloudflare => khi có người dùng truy cập =>tín hiệu từ VN sẽ gửi đến máy chủ DNS Cloudflare ở nước ngoài (China, HongKong, Nhật và Singapore) => sau đó mới trả kết quả về VN. Vì phải đi theo đường vòng nên tốc độ tải trang cũng chậm hơn.
- Nếu bạn dùng Shared Hosting sẽ gặp một vài vấn đề như: Dải IP của Cloudflare thỉnh thoảng sẽ bị Firewall của Hosting chặn => gây nhầm lẫn rằng có 1 lượng request lớn từ dải IP đó truyền đến host.

Khi nào cần sử dụng dịch vụ Cloudflare?
Có 2 trường hợp quan trọng mà Prodima khuyến khích bạn nên sử dụng Cloudflare:
Trường hợp 1:
Bạn muốn ẩn địa chỉ IP server để nâng cao bảo mật cho website của mình.
Trường hợp 2:
Bạn cần nguồn truy cập vào website chủ yếu ở Việt Nam hay trên toàn thế giới?
Nếu server web của bạn ở Việt Nam, với số lượng khách truy cập từ VN là chủ yếu => site sẽ tải chậm hơn nếu sử dụng Cloudflare.
Và dịch vụ Cloudflare sẽ phát huy tốt hơn trong việc cải thiện tốc độ tải trang nếu máy chủ web của bạn được đặt ở nước ngoài.
- Nếu bạn đã quên vì sao, hãy kéo lên phần trên “Nhược điểm của Cloudflare” để đọc lại nhé!
8 Bước cài đặt dịch vụ Cloudflare đơn giản
Đã hiểu rõ Cloudflare là gì rồi, ở phần này Prodima sẽ hướng dẫn cho bạn cách cài đặt dịch vụ nhanh chóng ngay sau đây:
Bước 1: Truy cập vào website: https://dash.cloudflare.com/sign-up và tiến hành đăng ký tài khoản.
Bước 2: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị Thêm trang web vào, bạn chỉ cần nhập Tên miền (Domain) muốn sử dụng CloudFlare => click Add website.
Bước 3: Từ màn hình, bạn click vào trang quản lý các record DNS => nhấp vào Edit của Record A => chỉnh sửa IP đang hiển thị thành IP của Hosting bạn đang dùng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các bản ghi DNS đầy đủ của tên miền tại đây.
Bước 4: Di chuột xuống và click “I’ve added all missing records, continue” để tiếp tục.
Bước 5: Chọn gói dịch vụ Free => click Continue.
Bước 6: Tại trang cuối cùng sẽ cung cấp cho bạn 2 Nameserver => sửa Tên miền để sử dụng 2 Nameserver này.
Bước 7: Sau khi hoàn thành, click vào “I’ve updated my nameservers, continue”
Bước 8: Chờ đợi Cloudflare xác định Tên miền của bạn đã cập nhật DNS là có thể bắt đầu sử dụng.

Kết luận
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ Cloudflare là gì, vì sao nên sử dụng Cloudflare cũng như cách cài đặt Cloudflare chi tiết. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới để Prodima giải đáp nhanh nhất.