Google Search Console là gì? 7 Tips tối ưu website GSC hiệu quả nhất!

  • Last update: 01/04/2022

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Google Search Console là gì? 7 Tips tối ưu website GSC hiệu quả nhất! hình ảnh 1

Google Search Console là công cụ tuyệt vời đối với Marketer và SEOer, giúp họ theo dõi hiệu suất hoạt động của website.

Nếu bạn đang tìm hiểu cách sử dụng Google Search Console là gì, cũng như cách tối ưu website Google Search Console hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết của Prodima nhé!

Giới thiệu về Search Console

Google Search Console là dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google, giúp người dùng có thể theo dõi, quản lý và khắc phục các sự cố liên quan đến sự hiện diện của website trên kết quả SERPs.

Google Search Console là gì
Google Search Console là công cụ tuyệt vời giúp người dùng có thể giám sát hiệu suất của trang và tối ưu SEO hiệu quả

Nhìn chung, Google Search Console mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng như sau:

  • Đảm bảo Googlebot dễ dàng tìm kiếm và thu thập dữ liệu trên website của bạn.
  • Khắc phục các vấn đề yêu cầu lập chỉ mục đối với nội dung mới và nội dung đã cập nhật.
  • Cung cấp báo cáo chi tiết, giúp bạn xem được lưu lượng truy cập tự nhiên vào website dựa trên: tần suất trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, cụm từ khóa được nhiều người dùng truy vấn, tần suất người nhấp vào trang web đối với các cụm từ đó…
  • Gửi thông báo tự động khi Google gặp vấn đề khi index dữ liệu trang, nội dung spa hoặc những vấn đề khác xảy ra…
  • Hiển thị tất cả trang web đang liên kết đến website của bạn.
  • Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề AMP, tối ưu website thân thiện với thiết bị di động…

Sự khác biệt giữa Google Search Console và Google Analytics

Sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa Google Search Console và Google Analytics. Tuy nhiên 2 công cụ này sẽ có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể:

  • Google Search Console: cung cấp các công cụ và dữ liệu chi tiết giúp người dùng cải thiện tốt khả năng hiển thị trang trong SERPs.
  • Google Analytics: tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng truy cập và tăng tương tác với thương hiệu của bạn.

Ai nên sử dụng Google Search Console?

Chúng ta đã tìm hiểu về những tính năng tuyệt vời của Google Search Console là gì. Để xác định GSC có phù hợp với mục tiêu của bạn – hãy kiểm tra 3 nhóm người nên sử dụng Google Search Console dưới đây:

Nhà phát triển web

Nếu bạn đang xây dựng Code hoặc tạo thẻ Đánh dấu (Bookmarks) cho trang web, Google Search Console sẽ sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề liên quan đến Bookmarks, chẳng hạn như lỗi trong dữ liệu có cấu trúc.

Quản trị viên trang web

Mọi quản trị viên website đều quan tâm đến cách vận hành trang web một cách chính xác. Google Search Console giúp bạn dễ dàng theo dõi và giải quyết các vấn đề về: tải trang, lỗi máy chủ, an ninh (ngăn ngừa tấn công) và chống các phần mềm độc hại.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng GSC để thực hiện bảo trì hoặc thay đổi trên trang mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm.

Nhà tiếp thị hoặc chuyên gia SEO

Nếu bạn muốn triển khai các chiến dịch Marketing Online, Google Search Console sẽ giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập tự nhiên vào website, tối ưu hóa thứ hạng trang và thiết kế giao diện trang hấp dẫn.

Dựa vào những dữ liệu trong GSC, bạn có thể tiến hành SEO Audit và phân tích các xu hướng tiếp thị mới để thu hút người dùng bằng cách kết hợp với các công cụ khác như: Google Analytics, Google Trends, Google AdWords.

Chủ sở hữu doanh nghiệp

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu Google Search Console cũng như cách tối ưu hóa website cho người dùng và các công cụ tìm kiếm để nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng mới.

6 Bước thêm website vào Google Search Console

Nếu bạn chưa biết cách thêm trang web vào Google Search Console là gì, hãy áp dụng theo 6 bước đơn giản sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google của doanh nghiệp (không sử dụng tài khoản cá nhân).

Bước 2: Chuyển đến Công cụ Quản Trị Website của Google.

Bước 3: Nhập URL trang web của bạn => Nhấn “Tiếp tục”.

Bước 4: Chọn cách xác minh bạn là chủ sở hữu trang web. Nếu website của bạn hỗ trợ cả “http:// và https://” – nên thêm chúng dưới 2 dạng trang web khác nhau. Đồng thời, bạn nên thêm từng tên miền riêng biệt, chẳng hạn: www.prodima.vn prodima.vn. Ngay khi bạn thêm vào GSC, Google sẽ bắt đầu theo dõi tất cả dữ liệu cho website của bạn.

Bước 5: Đăng nhập vào Google Search Console.

Bước 6: Nhập địa chỉ domain website => Nhấn “Tiếp tục” là xong.

Xác minh trang web của bạn trên GSC

Thực tế, bạn không cần xác minh thì Google vẫn index dữ liệu và hiểu nội dung trang web của bạn. Tuy nhiên, để cải thiện hiệu suất trang web tốt hơn, bạn vẫn cần xác minh Search Console như sau:

  • Ưu tiên tải file xác minh lên thư mục root của website => nhấn chọn “XÁC MINH”.
  • Lấy đoạn code thêm vào thẻ <HEAD> trên trang chủ.
  • Sử dụng Google Tag Manager (Trình quản lý thẻ của Google).
  • Liên kết một bản ghi DNS với Google.

Tên miền của bạn có WWW hay Non-WWW?

Có nhiều người thắc mắc: www.prodima.vn và prodima.vn đều cùng một tên miền.

Sai! Mỗi tên miền sẽ đại diện cho một trang web riêng. Mặc dù những URL này trông rất giống nhau khiến nhiều người nhầm tưởng đây là 1 tên miền chung.

Ví dụ: Bạn nhập prodima.vn trên thanh trình duyệt sẽ ra www.prodima.vn – vì Prodima đã chọn đây là tên miền chính.

Điều này giống như Prodima gửi thông báo đến Google rằng: “tất cả URL hiển thị trên kết quả tìm kiếm với tên là www.prodima.vn. Bất kỳ bên thứ 3 nào liên kết đến các trang này cũng được xem là URL www.prodima.vn“.

Nếu bạn không xác định rõ với GSC đâu là tên miền chinh, Google có thể nhận định các phiên bản www và non-www của tên miền khác nhau – nghĩa là các lượt xem trang, tương tác và Backlink đều chia thành 2. Và tất nhiên điều này hoàn toàn không tốt cho trang web của bạn.

  • Lưu ý: Bạn nên thiết lập chuyển hướng 301 từ tên miền (theo ví dụ trên là prodima.vn) sang www.prodima.vn để hỗ trợ hiệu suất hoạt động website và làm SEO tốt hơn.

Thêm Sitemap vào Search Console

Sitemap là 1 bản đồ trang web, bao gồm: siêu dữ liệu, hình ảnh, nội dung… giúp Google thu thập tất cả thông tin quan trọng trên website, hiểu rõ bố cục trang web, ý nghĩa của nội dung / hình ảnh, mức độ cập nhật bài viết…

Việc thêm Sitemap vào GSC là công việc bắt buộc nếu bạn muốn Googlebot nhanh chóng index và crawl dữ liệu trang web. Và điều này rất có lợi cho việc xếp hạng cao trên SERPs.

Google Search Console là gì? 7 Tips tối ưu website GSC hiệu quả nhất! hình ảnh 2
Sitemap giúp Googlebot nhanh chóng lập chỉ mục trang và cải thiện thứ hạng trong SERPs

Báo cáo trạng thái lập chỉ mục trang

Mỗi trang được gắn thẻ một trong 4 trạng thái sau:

  • Hợp lệ: Trang này được được index.
  • Cảnh báo: Trang này được được index, nhưng có một số vấn đề bạn cần lưu ý.
  • Bị loại trừ: Trang này chưa được index, nhưng Google nghĩ rằng đây là ý muốn của bạn. (ví dụ, bạn sử dụng lệnh noindex để loại trừ trang này hoặc trang này trùng lập với một trang khác mà Google đã index).
  • Lỗi: Trang này chưa được index, click vào phần mô tả để tìm hiểu các lỗi và chỉnh sửa.

Tóm lại, bạn nên kiểm trang trạng thái lập chỉ mục trang thường xuyên. Trong trường hợp Lỗi, bạn cần xác định nguyên nhân và fix ngay lập tức để Google có thể index.

Tổng quan sử dụng Google Search Console cần biết!

Nếu bạn chưa biết cách sử dụng Google Search Console là gì, hãy tham khảo những chia sẻ của Prodima dưới đây để dễ dàng đo lường và phân tích dữ liệu giúp tối ưu SEO website tốt hơn:

Hiệu suất

Tính năng Hiệu suất hiển thị chi tiết về Tổng số lần hiển thị / số lần nhấp, vị trí / CTR trung bình trên các trang web. Bạn có thể kiểm tra thông số cụ thể theo từng giai đoạn – Google Search Console hỗ trợ người dùng lấy dữ liệu lên đến 16 tháng, nếu bạn muốn nhiều hơn, cần kết nối API của Search Console.

Bên cạnh đó, bạn có thể xem chi tiết tỷ lệ nhấp chuột + số lần hiển thị của các trang hàng đầu. Nhấp chuột vào từng trang để xem hiệu suất chi tiết. Ngay tại trang đã chọn, nếu click vào mục “Truy vấn”, bạn sẽ xem chi tiết những truy vấn của người dùng.

=> Dựa vào tỷ lệ hiển thị và tỷ lệ nhấp chuột, bạn sẽ xây dựng chiến lược SEO giúp tối ưu từ khóa tốt nhất để cải thiện hiệu suất trang.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra giao diện tìm kiếm, thiết bị và quốc gia của người dùng truy cập vào trang web. Chỉ cần click vào các phần tương ứng, bạn sẽ xem toàn bộ thông số liên quan.

Có bao nhiêu trang web được lập chỉ mục?

  • Bắt đầu tại mục “Tổng quan” => chọn “Trạng thái lập chỉ mục” và xem các trang hợp lệ (số trang Lỗi = 0 là tốt nhất).
  • Nhấp vào “Chi tiết” để tìm các lỗi và mức độ xảy ra (thường xuyên hay thỉnh thoảng) khiến các trang chưa được lập chỉ mục => Nhấn vào bất kỳ loại Lỗi nào để chỉnh sửa.
Google Search Console là gì? 7 Tips tối ưu website GSC hiệu quả nhất! hình ảnh 3
Google Search Console giúp bạn biết được có bao nhiêu trang web được lập chỉ mục và những lỗi cần khắc phục

Kiểm tra URL đã được Google lập chỉ mục

  • Nhấp vào textbox “Kiểm tra URL” ở đầu trang => nhập URL – nếu đã lập chỉ mục sẽ xuất hiện trong tìm kiếm.
  • Trường hợp URL chưa được lập chỉ mục, bạn có thể gửi yêu cầu Google index URL đó.

Trong phần cải tiến mới nhất, Google Search Console còn cung cấp cho bạn thông tin về:

  • Trạng thái dữ liệu cấu trúc và các bài đăng.
  • Phiên bản AMP của trang web (nếu nó tồn tại) và các vấn đề liên quan đến AMP.

Tìm và sửa lỗi AMP

  • Nhấp vào AMP => checkbox “Lỗi” => chọn “Thông tin chi tiết” để xác định vấn đề đang gặp phải.
  • Theo mặc định, các lỗi được sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng, tần suất lặp lại.
  • Bạn nên sửa lỗi AMP ngay khi phát hiện để tránh ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trên trang tìm kiếm..

Xác định trang nào nhiều backlink nhất

  • Nhấp vào “Liên kết” => mở “Báo cáo các trang nhận được nhiều liên kết nhất” => nhấp vào để sắp xếp các Backlink cao nhất đến thấp nhấn.
  • Tiếp tục di chuột xuống các trang web liên kết hàng đầu để xem các trang web trỏ về bạn nhiều nhất.

=> Để cải thiện thứ hạng của một trang bất kỳ, bạn hãy xây dựng nhiều Backlink chất lượng để nâng cao tính thẩm quyền trong mắt Google.

Xác định tổng số Backlink hiện có trên trang web

  • Nhấp vào “Liên kết” => mở “Báo cáo các trang nhận được nhiều liên kết nhất” => nhấp vào “Tổng số liên kết ngoài” để sắp xếp các Backlink từ cao nhất đến thấp nhất.

=> Backlink là tín hiệu giúp Google hiểu rằng nội dung trang web là hữu ích và đáng tin cậy cho người dùng. Càng xây dựng nhiều Backlinks chất lượng cao càng tốt để nâng cao danh tiếng thương hiệu và tăng thứ hạng trang.

Xác định truy vấn lưu lượng truy cập cao nhất

  • Nhấp vào “Hiệu suất” => chọn mục “Truy vấn” => nhấn “Phạm vi ngày” để chọn mốc thời gian cụ thể (bạn nên chắc chắn về Tổng số lần nhấp chuột được chọn) => chọn “Click” để sắp xếp từ cao nhất đến thấp nhất.

Biết rõ những truy vấn chính tạo ra lưu lượng truy cập sẽ giúp bạn biết rõ cần làm gì, tối ưu hóa trang web như thế nào để chuyển đổi. Và đừng quên, cập nhật trang theo định kỳ để duy trì thứ hạng nhé!

Xác định các truy vấn CTR cao nhất của bạn

  • Nhấp vào “Hiệu suất” => chọn tab Truy vấn => thay đổi phạm vi ngày theo ý muốn (bạn cần đảm bảo chỉ số trung bình CTR được chọn).

Nếu kết hợp xem dữ liệu “Lần hiển thị” từ cao xuống thấp, bạn sẽ phát hiện những cụm từ có lượt hiển thị cao nhưng thứ hạng và CTR thấp để tập trung tối ưu.

Kiểm tra Tính khả dụng trên thiết bị di động

  • Nhấp vào “Tính khả dụng di động” => checkbox “Lỗi” => nhấn vào “Chi tiết” để tìm “Lỗi” để chỉnh sửa và kiểm tra mức độ thường xuyên xảy ra.

Thông thường sẽ có một số lỗi phổ biến sau:

  • Nội dung quá lớn so với màn hình.
  • Chưa cài đặt cửa sổ xem hoặc cửa sổ không thiết kế theo “chiều rộng của thiết bị”.
  • Plugin sử dụng không tương thích.
  • Font chữ quá nhỏ để đọc.
  • Các phần tử nhấp quá gần nhau.

=> Mặc dù Google cũng đề xuất một số cách xử lý nhưng không quá chi tiết.

Google Search Console là gì? 7 Tips tối ưu website GSC hiệu quả nhất! hình ảnh 4
“Tính khả dụng trên thiết bị di động” trong Tính khả dụng trên thiết bị di động giúp bạn nhanh chóng chỉnh sửa các lỗi ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng di động

Xác định thứ hạng từ khóa tăng giảm

  • Nhấp vào “Hiệu suất” => chọn “Truy vấn trực tuyến”.
  • Nhấp vào “Phạm vi ngày” để thay đổi ngày => chọn tab “So sánh trực tiếp”.
  • Chọn hai khoảng thời gian tương đương => nhấp vào “Áp dụng”. Bạn có thể xem thứ hạng của tất cả từ khóa SEO và tối ưu những từ khóa có thứ hạng thấp.

Tóm kết

Prodima đã chia sẻ những thông tin hữu ích về Google Search Console là gì cũng như cách sử dụng GSC như thế nào giúp bạn dễ dàng theo dõi và tối ưu SEO cho trang web tốt hơn.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.