Bạn có bao giờ thắc mắc:
- Vì sao nhiều ca sĩ phát ngôn “ngông cuồng” và chấp nhận bị chỉ trích nặng nề trước những ngày tung ra MV mới?
- Lý do gì Shopee bỏ ra tiền tỉ mời CR7 diện bộ đồ màu cam đặc trưng của thương hiệu để xuất hiện vài giây ngắn ngủi?
=> Đây chính là những chiến lược Buzz marketing.
Vậy bạn hiểu gì về Buzz Marketing là gì? Cũng như xây dựng Buzz Marketing như thế nào hiệu quả?
Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được Prodima giải thích chi tiết trong bài viết này!
Buzz Marketing là gì?
Buzz Marketing là một dạng của Tiếp thị truyền miệng (Word Of Mouth Marketing) hay còn gọi là Marketing lan truyền.
Buzz là một hành động kích hoạt cộng đồng lan truyền trên diện rộng. Nó có thể là một quảng cáo, khẩu hiệu, biểu tượng, ý tưởng, cụm từ… hay bất kỳ hoạt động nào khiến mọi người ghi nhớ sâu sắc về thương hiệu / sản phẩm của doanh nghiệp bạn và và sẵn sàng chia sẻ đến cộng đồng.

Tóm lại: Buzz Marketing là các chiến lược tiếp thị độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của người dùng và những người có tầm ảnh hưởng để truyền tải thông điệp Marketing.
4 Thuật ngữ thường gặp trong Buzz Marketing:
- Displayed Buzz Volume: Số lượng chuyển đổi trên Social Network.
- Buzz Volume: Số lượng tương tác được thu thập (Nhận xét, chia sẻ, bài đăng…) trên các kênh Social.
- Relevant Buzz Volume: Số lượng Buzz liên quan.
- Brand Mention: Số lượt nhắc đến nhãn hàng.
Ưu và nhược điểm của Buzz Marketing
Bạn đã nắm rõ về Buzz Marketing là, vậy chiến lược tiếp thị này có điểm gì nổi bật cũng như mặt hạn chế?
Ưu điểm của Buzz Marketing
- Không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn “chiếm lĩnh” truyền thông hiệu quả.
- Kích thích sự tò mò của người dùng về thương hiệu / sản phẩm của doanh nghiệp đó. Điều này giúp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu tuyệt vời.
Nhược điểm của Buzz Marketing
- Độ uy tín và tin cậy của thương hiệu trong mắt khách hàng có thể theo chiều hướng xấu. Tùy theo mức độ ít hay nhiều.
- Nếu bộ phận Marketing không kiểm soát tốt có thể dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.
Phân loại Buzz Marketing
Truyền thông gây sốc (Outrageous)
Phương pháp Buzz Marketing này sẽ dựa trên các hành động / lời nói gây sốc những khiến người xem nhớ mãi.
Ví dụ: Để thử độ bền cho một sản phẩm (mà khách hàng thường đánh giá thấp), bạn có thể ném sản phẩm từ trên cao xuống, cho vào máy ép thủy lực hay cho xe tải cán qua… sẽ thay đổi cái nhìn của họ ngay lập tức.

Truyền thông hài hước (Hilarious)
Bạn có thể tham khảo các kênh Youtube hài hước của Thánh Lồng Tiếng, Vlogger Hậu Hoàng. Với nhiều video giải trí sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo truyền tải thông điệp sản phẩm tốt để người xem phải ghi nhớ.
Ngày nay, tâm lý chung của mọi người là dễ bị thu hút bởi những yếu tố mới lạ nhưng phải hài hước trong các video. Việc triển khai Buzz Marketing theo chiến lược này sẽ dễ dàng tiếp cận với rất nhiều khách hàng của bạn.
Truyền thông ấn tượng (Remarkable)
Những chiến lược truyền thông này được chú trọng trong từng chi tiếp nhằm đảm bảo chất lượng tạo ra tốt hơn hẳn so với các sản phẩm Marketing khác.
Truyền thông gây tranh cãi (Controversial)
Hầu hết chúng ta thường thích thú khi bàn tán đến những vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi.
Bạn có thể lợi dụng xu hướng này để triển khai các chiến dịch tiếp thị đặc biệt khiến mọi người phải bàn tán và thảo luận với nhau. Thậm chí nội dung đó có “rẻ” tiền như thế nào đi chăng nữa.
Truyền thông độc đáo (Uniqueness)
Đây là dạng truyền thông được tạo ra bằng sự kết hợp trong các series phim ngắn hay MV ca nhạc. Truyền thông độc đáo có thể được dùng thông qua sự kết hợp giữa các MV ca nhạc, series.
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu Việt đang ứng dụng hình thức này để quảng bá sản phẩm của họ như Bitis Hunter “Đi để trở về hay Lạc Trôi” hay Tiki “Ở Đâu Cần, TIKI Có…”

Nhờ vào tính hấp dẫn của nội dung và âm nhạc mang tính viral kết hợp với sức ảnh hưởng của người nổi tiếng. Những nội dung này dễ dàng được công chúng đón nhận và share “mạnh tay”.
6 Cách tạo chiến dịch Buzz Marketing bùng nổ
Áp dụng nguyên tắc Khan Hiếm
Hiện tượng này đang ngày càng tăng mạnh, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều và chốt đơn “mỏi tay”.
Các kỹ thuật khan hiếm bạn có thể tham khảo như: Khuyến mãi giờ vàng, chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, Flash sale, sử dụng hoặc mất phiếu mua hàng…
Thông qua đó, bạn có thể tạo nhiều chiến dịch Buzz Marketing hiệu quả và tăng nhu cầu của sản phẩm.
Kết hợp các Influencer
Tận dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng trên mạng xã hội được xem là chiến thuật Buzz Marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp / nhà bán lẻ thực hiện.
Ví dụ: Vinfast đã mời David Beckham xuất hiện trong buổi ra mắt xe tại Pháp. Nhờ vào sức hút và độ nổi tiếng của mình, David Beckham thu hút lượng lớn giới truyền thông và khách hàng trên toàn thế giới quan tâm.

Tạo Tin Đồn nhưng được định hướng
Đã làm trong lĩnh vực Marketing, nếu bạn nghĩ rằng: Tin đồn sẽ được “sinh ra” và “phát tán” thì chắc chắn bạn không thể thành công.
Thực tế: Mọi tin đồn đều nằm trong tầm kiểm soát của người tạo được định hướng một cách rõ ràng!
Việc định hướng dư luận vừa và đủ sẽ giúp các tin được lan truyền đúng mục đích truyền thông mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến.
Chủ đề gây Tranh Cãi
Bản chất của mọi vấn đề tranh cãi đều mang tính viral, kích thích nhiều người quan tâm và tham gia vào cuộc “đấu” để khẳng định ai đúng – ai sai.
Và đây cũng là “món nguyên liệu” hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp đưa vào chiến dịch Buzz Marketing của mình.
Bắt nhịp Xu hướng khách hàng
Facebook là trang mạng xã hội với khoảng 2 triệu người dùng truy cập mỗi ngày. Đây chính là môi trường lý tưởng để bạn lan tỏa các thông điệp của mình đến với khách hàng tiềm năng.
Bạn hãy cập nhật các sự kiện hot, xu hướng mới nhất và những điều và khách hàng đang quan tâm… để có thể tạo ra chiến lược Buzz Marketing “thỏa mãn” tâm lý của họ mà vẫn khéo léo “khoe” sản phẩm / dịch vụ của bạn.

“Đánh mạnh” vào Con Người thay vì sản phẩm
Cách tốt nhất để chạy chiến dịch Buzz Marketing thành công là tập trung chính vào nhu cầu và sở thích của đối tượng mục tiêu.
Chiến thuật tiếp thị truyền thông có thể “thỏa mãn” khách hàng sẽ khiến họ ấn tượng và muốn tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Có như vậy hiệu quả quảng bá và bán hàng cũng gia tăng mạnh mẽ.
Buzz Marketing vs Viral Marketing
Mặc dù bạn đã hiểu về Buzz Marketing là gì nhưng nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa Buzz Marketing và Viral Marketing. Prodima sẽ giải đáp rõ hơn cho bạn ngay bên dưới!
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về Word of Mouth (WOM) – Marketing truyền miệng: Là sự giao tiếp giữa người với người bằng lời nói miệng để truyền tải những thông tin không chính thức về về dịch vụ, sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện… của một doanh nghiệp được mời chào trên thị trường
Cả Buzz Marketing và Viral Marketing đều áp dụng phương thức WOM, đều hướng đến sự “tận dụng” truyền miệng của cộng đồng mạng xã hội sẽ tạo ra làn sóng thông tin lớn về thương hiệu, dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp để tác động lên lượng cầu của người tiêu dùng.
Trong đó:
- Viral Marketing chỉ tập trung đẩy mạnh các thông tin theo dạng tự nhiên nhất và lan truyền trên thế giới trực tuyến: Internet, web review, weblog, instant message…
- Buzz Marketing nhắm vào hiệu ứng WOM bằng cách tạo ra những sự bàn tán / tranh cãi từ những thông tin truyền thông để tăng nhận biết về thương hiệu doanh nghiệp. Nhưng chiến lược đã được định hướng để “kéo” về nhiều bàn tán tích cực nhất có thể.
Buzz Marketing được nhận định là một sự kết hợp tuyệt vời giữa Viral Marketing và WOM. Và khi doanh nghiệp bạn có thể vận dụng Buzz Marketing đúng cách sẽ nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong câu chuyện thương hiệu.
Case Study: Các chiến lược Buzz Marketing của VietJet Air
Hãng hàng không Vietjet đã thực hiện nhiều chiến thuật PR ấn tượng. Một vài điển hình.
Năm 2013
Hãng đã mạnh tay mời Ngọc Trinh cùng nhiều người mẫu chân dài sexy khác mặc bikini và tạo dáng trên máy bay. Ngay lập tức thương hiệu VietJet nổi đình đám trên các trang mạng, báo chí…
Theo nhận định của CAPA thì nhờ vào chiến dịch PR “khủng” này, mức độ nhận diện của hãng VietJet đã tăng đến 98%.
Và điều này đã thúc đẩy lượng khách hàng tăng vọt, với hầu hết người Việt lựa chọn mua vé qua các đại lý thay vì đặt mua trên Internet.
Năm 2018
VietJet Air vẫn “chấp niệm” với hình ảnh các cô người mẫu diện bikini và đưa vào bộ lịch chào đón năm 2018.

Đặc biệt, sự xuất hiện của nàng siêu mẫu đình đám Celine Farach (20 tuổi) càng khiến cộng đồng phải chú ý và share mạnh tay.
Hoặc vào thời điểm bóng đá Việt Nam trở nên hot “rần rần” không chỉ đối với phương diện truyền thông mà còn trong mắt cộng đồng người trẻ. VietJet đã tận dụng thời cơ này để tạo ra chiến dịch khác sốc bằng cách đưa 1 dàn người mẫu trẻ đẹp lên chuyến bay đón U23 Việt Nam.
Chiêu thuật PR của hãng được nhiều người khen ngợi vì nắm bắt kịp xu hướng. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng đây là cách PR “bẩn”.
Nhưng chẳng ai phủ nhận rằng nhờ vào khả năng cập nhật trend đỉnh cao đã giúp danh tiếng của VietJet lan tỏa trên diện rộng.
Lời kết
Toàn bộ thông tin hữu ích về Buzz Marketing là gì đã được Prodma chia sẻ chi tiết trên đây. Hy vọng bạn đã có đủ kiến thức để triển khai các chiến dịch Buzz Marketing hiệu quả giúp đưa thương hiệu doanh nghiệp mình lên top đầu trong ngành.
Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.
Xem thêm:
- Chiến lược Marketing Online là gì & Cách xây dựng chiến lược hiệu quả
- Content Marketing là gì? 45 Xu hướng content marketing mới nhất