Subdomain là gì? 5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng!

  • Last update: 03/11/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Subdomain là gì? 5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng! hình ảnh 1

Không phải ai làm trong lĩnh vực Marketing đều hiểu rõ Subdomain là gì, vai trò của Subdomain và cách tạo Subdomain như thế nào? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được Prodima giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Bắt đầu ngay nhé!

Subdomain là gì?

Subdomain còn được hiểu là Tên miền phụ – phần mở rộng được tạo từ Domain (Tên miền chính) có nhiệm vụ xây dựng nội dung chuyên biệt để phục vụ cho các chức năng như blog, forum, store… hoặc trong một lĩnh vực hoạt động khác trên Domain gốc.

Hoặc bạn có thể hình dung dễ dàng hơn: Subdomain là một phần nhỏ thuộc hệ thống cấp bậc mạng Internet (DNS).

Subdomain là gì
Subdomain là phần mở rộng được tạo từ Domain

Hệ thống cấp bậc DNS là gì?

DNS được viết tắt từ cụm Domain Name System – tạm dịch là Hệ thống phân giải tên miền. Bạn có thể xem DNS là một danh bạ khổng lồ trên Internet – chúng có nhiệm vụ chuyển đổi tất cả tên miền website thông thường sang dạng IP và ngược lại.

Chỉ cần nhập tên miền website vào thanh tìm kiếm trên trình duyệt là bạn có thể truy cập vào website mà không cần nhập địa chỉ IP – vì đã có DNS hỗ trợ.

Nhờ đó mà người dùng chỉ cần nhớ Domain của một trang web thay vì chỉ số IP đầy những con số dài ngoằng.

Vai trò của Subdomain

Hiểu được Subdomain là gì, chúng ta sẽ “đào sâu” vào vai trò khi sử dụng Subdomain sẽ mang lại lợi ích gì sau đây:

Mặc dù Subdomain chỉ là một thành phần trong website, nhưng các công cụ tìm kiếm vẫn nhận định Tên miền phụ là một thực thể độc lập.

Sau khi nhận ra điều này, rất nhiều Marketer đã tận dụng Subdomain vào nhiều mục đích khác nhau, điển hình:

Tối ưu chi phí

Bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí mua Domain mới mà vẫn có thể tạo ra nhiều website khác bằng cách sử dụng Subdomain.

Thêm vào đó, bạn có thể tận dụng lại giao diện thiết kế trên domain chính thay vì đầu tư vào thiết kế website mới.

Tách biệt blog hoặc các trang e-Commerce khỏi website chính

Bạn có thể làm vậy khi muốn thiết kế nhiều blog khác nhau hoặc quy mô blog tăng lên.

Ví dụ: Website chính của Airbnb là để đặt vé – hãng đã tách riêng phần blog ở tên miền: blog.airbnb.com.

Tạo một website riêng để phục vụ cho đối tượng người dùng nhất định

Nếu bạn muốn tập trung phục vụ tại một vài khu vực nhất định thì content và ngôn ngữ website cũng phải thay đổi phù hợp. Đôi khi tạo nhiều trang web khác nhau sẽ dễ hơn so với đầu tư duy nhất vào một website hoạt động đa ngôn ngữ.

Bạn có thể không để “www” chính là Subdomain của Tên miền chính. Ví dụ: Trong “so.awesome.me” đã bỏ luôn Subdomain và chỉ giữ lại “aweso.me”.

Xây dựng trang riêng cho Mobile user

Bạn có thể tạo Subdomain nhằm tăng trải nghiệm tốt hơn cho những người dùng thường hoạt động trên Mobile. Thay vì tập trung vào độ phản hồi của trang web, bạn có thể tối ưu nhiều yếu tố khác để đáp ứng cho nhiều giao diện màn hình sử dụng.

Thay vì canh lề content để phù hợp với kích thước tương ứng, bạn có thể thiết lập website tự động xác định loại thiết bị của người dùng để cung cấp bố cục chính xác nhất.

Subdomain là gì? 5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng! hình ảnh 2
Subdomain hỗ trợ đáp ứng trải nghiệm người dùng Mobile hiệu quả

Nên tạo Subdomain khi nào?

Vậy khi nào cần tạo Subdomain? Các câu trả lời của Prodima sẽ giải đáp rõ hơn cho bạn.

Quảng bá, xây dựng thương hiệu

Sử dụng Subdomain để tạo website ra mắt sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận khách hàng cũng như triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng traffic từ Tên miền chính để hỗ trợ làm SEO tốt hơn. Chỉ khi thực hiện các chiến lược phù hợp với mục tiêu thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng thương hiệu bền vững.

Quản lý website

Để có thể quản lý và sắp xếp mọi thứ trên website theo quy chuẩn rõ ràng – Subdomain sẽ hỗ trợ bạn mọi thứ.

Bạn chỉ cần phân loại từng nhóm dịch vụ / sản phẩm ra các website riêng (đã tạo từ Subdomain) và phân công quản trị viên. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và kiểm soát mọi hoạt động trên trang web.

Đặc biệt, với các e-Commerce sẽ rất chú trọng vào tính bảo mật – việc phân tách chúng sẽ đảm bảo hiệu quả bảo mật cao hơn.

Ra mắt một dịch vụ / sản phẩm mới

Doanh nghiệp bạn sắp cho ra mắt dịch vụ / sản phẩm mới cho nhóm đối tượng riêng biệt (khác hoàn toàn với khách hàng từ website chính). Subdomain sẽ giúp bạn tạo ra một chiến dịch thử nghiệm tối ưu chi phí và hiệu quả.

Sau khi tạo trạng, bạn có thể tiến hành khởi chạy chiến dịch ngay lập tức – dựa vào thu thập dữ liệu, bạn có thể quyết định xây dựng website mới hay xóa chúng.

5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng

Dù mục đích sử dụng Subdomain là gì – bạn có thể tạo một tên miền nhanh chóng với sự trợ giúp của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, việc tạo Subdomain sẽ dễ dàng hơn khi áp dụng 5 bước của Prodima dưới đây:

Bước 1: Đặt tên tên cho Subdomain

Bạn hãy nghĩ đến một cái tên phù hợp với nội dung của trang web bạn sẽ thực hiện. Các Subdomain phổ biến bao gồm: blog, shop, cửa hàng, hỗ trợ, giúp đỡ và các sự kiện.

Đừng suy nghĩ quá nhiều về vấn đề này, bạn chỉ nên chọn một cái tên ngắn gọn nhưng bao quát được toàn bộ trang web – nếu chỉ sử dụng 1 từ duy nhất sẽ càng tốt. Điều này giúp URL của bạn trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn với khách truy cập.

Bước 2: Đăng nhập vào cPanel

Để tạo Subdomain, bạn nên đăng nhập vào Trình quản lý tệp của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ – chẳng hạn là cPanel như hình bên dưới:

Subdomain là gì? 5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng! hình ảnh 3

Bước 3: Kích hoạt, điều hướng Subdomain

Ở bước này bạn sẽ muốn điều hướng hoặc tạo Subdomain. Sau khi thêm Tên miền con, bạn cũng nên chọn Domain.

Subdomain là gì? 5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng! hình ảnh 4
Bảng tạo Subdomain

Bước 4: Tạo bản ghi DNS mới

Sau khi tạo Subdomain, bạn cần thêm bản ghi hệ thống tên miền (DNS) mới => dẫn hướng đến DNS => chọn Adss (hoặc lệnh tương tự). Chọn những gì bạn muốn Subdomain liên kết đến dù là địa chỉ IP được kết nối với Hostname, Name server và Wildcard Domain.

Subdomain là gì? 5 Bước tạo Subdomain nhanh chóng! hình ảnh 5
Tạo bản ghi DNS

Bước 5: Bấm Tạo và chờ Subdomain được duyệt

Cuối cùng bạn Create và chờ Subdomain được xét duyệt, sẽ mất khoảng 30p – 24h để Subdomain được chấp nhận và hoạt động trên trang web của bạn.

Thêm Subdomain vào website

Nếu bạn chưa chắc chắn vì sao nên xuất bản một trang web khác dưới Subdomain “www”, hãy nghĩ đến mục tiêu chính của website hiện tại.

Các trang liên quan đến mục tiêu này nên thuộc “www” và xem xét cách đặt các trang khác dưới Tên miền phụ tùy chỉnh nếu chúng chiếm một phần lớn trong website của bạn. Giả sử bạn muốn quảng bá 1 bộ sưu tập chỉ vài trang thì không cần tạo Subdomain riêng.

Tham khảo 2 ví dụ sau:

  • Nếu bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến và viết bài đăng trên blog thường xuyên, bạn có thể sử dụng “www.mywebsite.com” cho cửa hàng và “blog.mywebsite.com” cho phần blog của mình.
  • Ngược lại, nếu bạn chỉ xuất bản một bài blog và bán một số mặt hàng trên trang web, hãy sử dụng “www.mywebsite.com” cho blog và “store.mywebsite.com” cho cửa hàng thương mại điện tử.

Bằng cách triển khai Subdomain trên website, bạn có thể tạo các phần nội dung và dịch vụ riêng biệt cho trang web mà không cần tạo tên miền mới cho từng phần.

Subdomain cũng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần trên cùng một nơi. Điều này giúp tăng trải nghiệm của người dùng, mang lại rất nhiều lợi ích khác trong làm SEO của bạn.

Lời kết

Nếu bạn thích bài viết Subdomain là gì, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.