Social Media Marketing là gì? 6 Bước triển khai SMM thành công nhất!

  • Last update: 28/03/2022

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Social Media Marketing là gì? 6 Bước triển khai SMM thành công nhất! hình ảnh 1

Social Media Marketing là một hình thức tiếp thị tuyệt vời, được rất nhiều Marketer sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Social Media Marketing là gì là gì cũng như những lợi ích mà Social Media Marketing mang lại cho doanh nghiệp. Prodima sẽ giải đáp rõ hơn về SMM cho bạn trong bài viết dưới đây:

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing (Tiếp thị truyền thông xã hội) là quá trình tạo nội dung phù hợp với các kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm đến với người dùng để tăng lưu lượng truy cập và thúc đẩy doanh thu.

Tuy nhiên, tùy vào từng nền tảng Social Media Marketing mà bạn phải xây dựng chiến lược khác nhau để tiếp cận đúng nhóm đối tượng mục tiêu thì mới đạt được kết quả như mong muốn.

Social Media Marketing là gì
Social Media Marketing là quá trình tạo nội dung tuyệt vời trên các nền tảng truyền thông xã hội nhằm thu hút người dùng quan tâm đến thương hiệu doanh nghiệp

Các nền tảng Social Media Marketing phổ biến nhất

Bạn đã nắm rõ bản chất của Social Media Marketing là gì, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về các nền tảng Truyền thông xã hội phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay. Cụ thể:

Facebook

Facebook ra mắt vào năm 2004, trở thành kênh mạng xã hội lớn nhất thế giới – là công cụ quảng cáo hữu hiệu dành cho các thương hiệu dễ dàng quảng bá hình ảnh và sản phẩm đến với khách hàng của mình.

  • Người dùng: Hơn 1,9 tỷ người dùng hàng ngày.
  • Đối tượng: Phần lớn là thế hệ X và Millennials.
  • Mục tiêu: Quảng cáo, Nhận thức về thương hiệu.
  • Phù hợp với ngành: B2C.

TikTok

Nếu bạn muốn tạo những video viral, ngắn gọn thì hãy tham gia TikTok. Nền tảng này dần trở nên phổ biến vào đầu năm 2020 và vẫn chưa hạ nhiệt. Theo dự đoán, TikTok có thể “lật đổ” Facebook trong tương lai – doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng lớn mạnh trên nền tảng này nhé!

  • Người dùng:1 Tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
  • Đối tượng: Hầu hết là Gen Z , theo sau là Millennials.
  • Mục tiêu: Tạo những nội dung ngắn độc đáo, thu hút để tăng nhận thức về thương hiệu.
  • Phù hợp với ngành: B2B và B2C.

Instagram

Ngay từ khi ra mắt, Instagram đã gây bão trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi các nhà bán lẻ thương mại điện tử “chiến đấu” mạnh mẽ thông qua hình ảnh trực quan hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Người dùng dễ dàng khám phá các thương hiệu theo sở thích, duyệt các dịch vụ / sản phẩm của họ và hoàn tất quá trình mua hàng nhanh chóng. Điều này khiến Instagram trở thành nền tảng bán hàng khó đánh bại.

  • Người dùng: 1 Tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
  • Đối tượng: Chủ yếu là Millennials.
  • Mục tiêu: Xây dựng hình ảnh và video chất lượng cao, nội dung thu hút cho các chiến dịch quảng cáo.
  • Phù hợp với ngành: B2C.

Twitter

Trong khi Instagram tập trung vào hình ảnh, Twitter tập trung vào từ ngữ. Kể từ những ngày đầu của Tweets 140 ký tự, nền tảng này hiện đã mở rộng để bao gồm một công cụ âm thanh được gọi là Twitter Spaces, một công cụ xây dựng cộng đồng được gọi là Cộng đồng Twitter và Khoảnh khắc Twitter để chia sẻ nội dung thú vị với những người theo dõi bạn.

  • Người dùng: 211 Triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
  • Đối tượng: Chủ yếu là Millennials.
  • Mục tiêu: Quan hệ công chúng; dịch vụ khách hàng; xây dựng cộng đồng.
  • Phù hợp với ngành: B2B và B2C.

LinkedIn

LinkedIn là “anh em họ” với Facebook, và cũng là nền tảng duy nhất giúp người dùng xác định hướng đi rõ ràng: “Các chuyên gia tìm cách kết nối và các cơ hội mới”.

Điều này đã thu hút rất nhiều công ty B2B tham gia để xây dựng cộng đồng riêng trong ngành và tìm kiếm những “nhân tài” tiềm ẩn.

  • Người dùng: 774 Triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
  • Đối tượng: Thế hệ X, Millennials và Baby boomers.
  • Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ, bán hàng xã hội và phát triển kinh doanh.
  • Phù hợp với ngành: B2B

YouTube

Theo HootSuite, YouTube là kênh truyền thông xã hội phổ biến đứng thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, các nhà tiếp thị đặt tên cho nó là nền tảng tốt nhất để xây dựng cộng đồng.

Đây còn là nền tảng lý tưởng để mọi người chia sẻ nhiều nội dung mang tính giáo dục, giúp “giữ chân” người dùng và tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn.

  • Người dùng: Hơn 315 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
  • Đối tượng: Phần lớn là Millennials.
  • Mục tiêu: Tạo nội dung dạng dài và video hướng dẫn để tăng nhận thức thương hiệu.
  • Phù hợp với ngành: B2C và B2B.

Snapchat

Sau khi xuất hiện vào năm 2011, Snapchat đã dẫn đầu về nội dung đa dạng – người dùng có thể chia sẻ nội dung với bạn bè của trong vòng 24 giờ.

Có nhiều người nghĩ rằng Snapchat sẽ biến mất khi Instagram giới thiệu tính năng Story. Tuy nhiên, Snapchat vững phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay và được rất nhiều giới trẻ sử dụng.

  • Người dùng: 306 Triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
  • Đối tượng: Chủ yếu là thế hệ Z.
  • Mục tiêu: Xây dựng các chiến lược quảng cáo để tăng nhận thức về thương hiệu.
  • Phù hợp với ngành: B2C.

Pinterest

Hãy nghĩ về Pinterest như một storyboard trực quan cho phép người dùng lấy cảm hứng từ mọi thứ mà nền tảng này đề xuất.

85% Pinners cho biết Pinterest là nơi họ thường đến mỗi khi bắt đầu một dự án mới. 80 Pinner cho biết họ thường tìm thấy một sản phẩm tuyệt vời hay thương hiệu mới trên nền tảng này.

Vì vậy, Pinterest chính là công cụ tuyệt vời giúp các thương hiệu xây dựng câu chuyện thương hiệu của họ một cách trực quan nhất.

  • Người dùng: 444 Triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
  • Đối tượng: Chủ yếu là Millennials, Gen Z, Gen X và Baby Boomers.
  • Mục tiêu: Tạo nội dung quảng cáo trực quan để thu hút người dùng.
  • Phù hợp với ngành: B2C.

5 Lợi ích tuyệt vời mà Social Media Marketing mang lại cho doanh nghiệp

  • 67% Khách hàng tin tưởng vào các phản hồi, đánh giá về sản phẩm / dịch vụ.
  • 45% Người dùng tạo các nội dung online (viết blog, video, comment, slide…).
  • Hơn 1.2 tỷ bài viết blog mỗi ngày.

Dưới đây là 5 lợi ích lớn nhất khi doanh nghiệp triển khai Social Media Marketing:

Tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng

Thông qua các chiến dịch Social Media Marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều nhóm khách hàng tiềm năng. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều chi phí quảng cáo và tăng doanh thu hiệu quả.

Social Media Marketing là gì? 6 Bước triển khai SMM thành công nhất! hình ảnh 2
Triển khai Social Media Marketing giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng

Tiết kiệm chi phí

Doanh nghiệp dễ dàng tiến hành các quảng cáo, tiếp thị dịch vụ / sản phẩm trên các nền tảng xã hội mà không tốn quá nhiều chi phí. Hình thức tiếp thị này cực kỳ phù hợp với những công ty nhỏ / startup chưa có đủ tiềm lực tài chính nhưng vẫn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Tăng traffic cho website

Việc tạo ra nhiều nội dung tươi mới và hấp dẫn sẽ tạo tính viral, được nhiều người dùng chia sẻ trên mạng xã hội. Điều này thu hút thêm nhiều người mới truy cập vào website của bạn để tìm hiểu về dịch vụ / sản phẩm => tăng traffic tự nhiên => tăng khả năng xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google => tạo khách hàng tiềm năng => chuyển đổi mua hàng.

Xây dựng quan hệ với khách hàng

Nếu bạn thường xuyên cung cấp những nội dung chất lượng và tương tác với người dùng sẽ vô hình chung xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với họ. Càng làm tốt điều này sẽ nâng cao mức độ hài lòng và sự trung thành của người dùng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy họ hành động theo mong muốn (nhấp vào click, mua hàng, chia sẻ…).

Định vị thương hiệu

Dựa vào Social Media Marketing, doanh nghiệp xây dựng bộ mặt nhận diện nhất quán giúp định hình thương hiệu trên thị trường cũng như truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến người dùng cũng như đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng khách hàng tốt hơn.

Social Media Marketing là gì? 6 Bước triển khai SMM thành công nhất! hình ảnh 3
Social Media Marketing giúp doanh nghiệp truyền tải hình ảnh thương hiệu tốt đến người dùng và xây dựng vị thế của riêng mình

6 Bước xây dựng một chiến lược Social Media Marketing

Các phương tiện Social Media phát triển không ngừng, bạn cần bắt kịp xu hướng để tạo ra các chiến dịch tiếp thị phù hợp và thu hẹp thành một kênh thống nhất để phát triển doanh nghiệp.

Chúng ta sẽ tìm hiểu các bước tạo chiến lược Social Media Marketing là gì ngay sau đây nhé!

Bước 1: Nghiên cứu Nhân khẩu học

Đầu tiên bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai bằng cách nghiên cứu Nhân khẩu học: vị trí, sở thích, tuổi tác, giới tính… để nắm rõ nhu cầu và hành vi mua sắm của họ.

Làm thế nào để phân loại nhóm khách hàng cụ thể?

Ví dụ: công ty bạn kinh doanh quần legging và quần chạy bộ thời trang – bạn có thể phân loại đối tượng mục tiêu là những người thuộc thế hệ Millennials thích mặc trang phục thể thao theo phong cách Athleisure.

Việc xem xét đối tượng mục tiêu, bạn có thể xác định nội dung nào phù hợp theo từng nhóm khách hàng và thúc đẩy họ hành động theo mong muốn.

Bước 2: Xác định nền tảng Social Media sẽ triển khai

Để triển khai chiến dịch Social Media Marketing hiệu quả, bạn phải xác định nền tảng nào phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu, dịch vụ / sản phẩm tốt nhất để khách hàng.

Không có đáp án chính xác cho câu hỏi “kênh xã hội nào nên sử dụng” – điều quan trọng là bạn biết rõ đối tượng mục tiêu tập trung ở đâu nhiều nhất – đó mới là kênh tốt nhất để tận dụng.

Ví dụ: Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Millennials yêu thích Athleisure, bạn nên triển khai các chiến dịch truyền thông xã hội trên Instagram – vì phần lớn Millennials hoạt động trên nền tảng này.

Bước 3: Thiết lập các số liệu và KPI quan trọng

Việc xác định rõ KPI sẽ giúp bạn biết được nên triển khai chiến dịch Social Media Marketing như thế nào để mang lại thành công

Bất kể mục tiêu hay lĩnh vực hoạt động của bạn là gì – chiến lược Social Media Marketing nên triển khai dựa trên dữ liệu cụ thể.

Thay vì tập trung vào các số liệu phù phiếm, hãy đào sâu vào dữ liệu phù hợp với mục tiêu của bạn.

Dưới đây là những số liệu quan trọng bạn cần quan tâm:

  • Lượt tiếp cận (Reach): Số lượng người dùng đã xem bài đăng của bạn bao nhiêu?
  • Lượt nhấp chuột: Đây là số lần nhấp vào nội dung hoặc quảng cáo của bạn. Theo dõi lượt nhấp chuột cho mỗi chiến dịch là điều cần thiết để biết rõ điều gì thúc đẩy sự tò mò của người mua.
  • Tương tác: Điều này sẽ giúp bạn biết được người dùng cảm nhận về thương hiệu, sản phẩm của bạn như thế nào. Thông qua đó, bạn có thể đưa ra các chương trình hấp dẫn để thúc đẩy tương tác của họ.
  • Hiệu suất hashtag: Hashtag được sử dụng nhiều nhất của bạn là gì? Hashtag nào liên kết nhiều nhất với thương hiệu của bạn? Câu trả lời rõ ràng sẽ giúp bạn định hình nội dung trong tương lai.
  • Lượt thích Paid hoặc Organic: Ngoài lượng “Thích” tiêu chuẩn, những tương tác này sẽ phân loại dựa trên nội dung tự nhiên hoặc phải trả phí. Tuy nhiên mức độ tự nhiên sẽ khó đạt được theo mong muốn, nên nhiều thương hiệu đã chuyển sang hình thức quảng cáo. Bạn có thể lập ngân sách chi trả phù hợp cũng như nghiên cứu các định dạng quảng cáo và thời gian triển khai.
  • Chỉ số cảm xúc (Sentiment score): Đây là phép đo cách người dùng phản ứng với nội dung, thương hiệu hoặc hashtag của bạn. Khách hàng có cảm thấy khó chịu với chiến dịch của bạn? Điều gì khiến họ liên kết với hashtag chiến dịch của bạn? Bạn nên đào sâu hơn và tìm hiểu cách người dùng cảm nhận về thương hiệu của mình.

Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cho bạn biết những gì họ đang làm tốt và chưa hoàn thiện. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội giúp bạn biết rõ mình nên triển khai chiến dịch Social Media Marketing là gì, cũng như tận dụng khoảng trống của họ để làm nổi bật thương hiệu của mình.

Sau nghiên cứu, bạn có thể nhận thấy một số đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế trên Facebook, nhưng bạn lại tập trung vào Twitter hoặc Instagram. Thông qua đó, bạn có thể triển khai nhiều chương trình phục vụ tốt hơn cho những khách hàng bạn đang bỏ lỡ thay vì cố gắng tranh giành với “kẻ mạnh”.

Bước 5: Tạo nội dung độc đáo và hấp dẫn

Social Media Marketing là gì? 6 Bước triển khai SMM thành công nhất! hình ảnh 4
Những nội dung chất lượng cao luôn thu hút nhiều người dùng tương tác

Như Prodima đã chia sẻ ở trên, có hàng tỷ người dùng tham gia vào các phương tiện Social Media – đồng nghĩa nhóm đối tượng mục tiêu của bạn cũng sẽ nhìn thấy nhiều nội dung từ đối thủ cạnh tranh và nhiều trong nghiệp khác.

Đó là lý do bạn cần tạo nhiều nội dung Social Media Marketing nổi bật và cung cấp một lý do tuyệt vời để thúc đẩy người dùng nhấp vào nút “Theo dõi” và tương tác với thương hiệu của bạn.

=> Lời khuyên của Prodima: Bạn nên nghiên cứu thị trường để hiểu rõ xu hướng và những điều gì mà khách hàng của bạn đang quan tâm. Khi nắm rõ mấu chốt, bạn sẽ tạo nội dung thu hút họ tốt hơn.

Nếu bạn chưa biết làm gì, hãy xem xét nội dung mà các đối thủ cạnh tranh đang chia sẻ và đưa ra hướng đi riêng của mình. Và đừng quên tận dụng những tính năng có sẵn được cung cấp bởi nền tảng mà bạn đang sử dụng.

Bước 6: Lên lịch trình đăng bài viết

Để chia sẻ nội dung một cách nhất quán, bạn cần sử dụng các tính năng quản lý bài viết Social Media – cho phép bạn chuẩn bị sẵn nội dung, viết chú thích, hình ảnh / video hấp dẫn và lên lịch đăng bài trước.

Các công cụ sẽ tự động chia sẻ nội dung của bạn và theo dõi tất cả các tương tác với bài đăng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào các nhiệm vụ khác.

Bạn có thể tham khảo 3 công cụ hỗ trợ lên lịch bài viết hiệu quả dưới đây:

  • HubSpot: Cung cấp các mềm hỗ trợ cho Marketing và bán hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là trình quản lý bài viết – giúp bạn tạo, xuất bản và giám sát nội dung của mình qua các dữ liệu thu thập như: hiệu suất của các nền tảng, loại nội dung phù hợp và thời gian đăng bài.
  • Sprout Social: Một giải pháp quản lý và tiếp thị truyền thông xã hội được thiết kế để giúp nhóm của bạn tổ chức và lập kế hoạch tạo nội dung, quản lý chiến dịch, hiểu sự tham gia và xem xét các báo cáo và phân tích nội dung.
  • Hootsuite: Nền tảng quản lý Social Media Marketing hỗ trợ tìm kiếm, lên lịch, quản lý và báo cáo về nội dung của bạn. Bạn có thể lên lịch đăng bài trước trên tất cả các kênh của mình cùng một lúc và phân tích toàn bộ nội dung để đo lường ROI.

Bạn nên đăng bài trên Social Media như thế nào?

Theo nguyên tắc chung, bạn chỉ nên đăng bài trên mạng xã hội khi nội dung thật sự chất lượng để chia sẻ. Một sai lầm thường thấy, phần lớn thương hiệu chỉ tập trung vào số lượng nội dung thay vì chất lượng nội dung.

Họ nghĩ rằng cần phải đăng mỗi ngày, vì vậy họ phải cố gắng tạo ra các bài đăng để điền vào lịch”. Có những bài đăng sẽ không mang lại giá trị cho khách hàng, khiến nội dung trở nên lộn xộn.

=> Prodima khuyên rằng, bạn nên thu hẹp số lượng và nâng cao chất lượng. Hãy đăng bài 2 – 3 lần / tuần với nội dung siêu chất lượng sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Rất nhiều tài nguyên và nghiên cứu có sẵn giải thích các tiêu chuẩn về tần suất đăng bài trên Social Media. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề và nền tảng sẽ khác nhau, bạn nên lựa chọn thông tin phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình.

=> Sau đó, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm với nhiều hoặc ít bài đăng – trên mạng xã hội để xác định điều gì mang lại tỷ lệ tương tác cao nhất.

4 Mẹo tối ưu chiến dịch Social Media Marketing hiệu quả

Bạn có tự hỏi cách tối ưu chiến dịch Social Media Marketing là gì chưa? Điều quan trọng là bạn phải nắm vững kiến thức về Social Media Marketing ngay từ đầu, kết hợp áp dụng 4 tips hữu ích của Prodima dưới đây:

Hợp tác với Influencer

Những Influencer hoạt động trong lĩnh vực của bạn sở hữu độ nổi tiếng và lượt người theo dõi đông đảo – nếu bạn hợp tác với họ sẽ nâng cao danh tiếng và được nhiều người biết đến hơn.

Các Influencer sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, chia sẻ sản phẩm / dịch vụ đến với fan của họ. Nhờ vậy, hình ảnh doanh nghiệp sẽ xuất hiện trước mắt khách hàng nhiều hơn => tăng khách hàng tiềm năng => thúc đẩy chuyển đổi hiệu quả.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán

Mặc dù mỗi kênh truyền thông xã hội sẽ có phân khúc khách hàng khác nhau, nhưng doanh nghiệp bạn cần nhất quán mọi hình ảnh đăng tải để xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và tăng độ tin cậy trong mắt người dùng.

Tập trung và kiên trì

Bạn nên tập trung vào mục tiêu có khả năng chuyển đổi cao nhất. Đồng thời, bạn nên tạo nội dung chất lượng cao cho các chiến dịch Social Media Marketing sẽ triển khai.

Và đừng quên phải luôn KIÊN TRÌ! Đây chính là kinh nghiệm thực chiến hiệu quả mà Prodima áp dụng vào các chiến dịch Social Media, sau một khoảng thời gian nhất định – Prodima đã nhận được kết quả ngoài mong đợi.

Kiên trì cũng chính là kinh nghiệm giúp bạn thực hiện thành công mọi chiến dịch social media, vì cần phải mất một khoảng thời gian nhất định thì mới thấy được hiệu quả. Thời gian đầu có thể gặp phải nhiều khó khăn nhưng chỉ cần kiên trì thì thành công cuối cùng cũng sẽ đến.

Lắng nghe

Lắng nghe chính là mẹo hay giúp doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch Social Media Marketing thành công. Bạn hãy tham gia vào các cuộc trò chuyện với người dùng và phân tích họ đang quan tâm đến điều gì để tạo nội dung phù hợp nhất, mang lại những giá trị cao để thu hút họ và biến họ thành người theo dõi trung thành của doanh nghiệp.

Tóm kết

Nếu khai thác Social Media Marketing đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ mà không tốn quá nhiều chi phí. Ngay bây giờ, bạn hãy xây dựng 1 hệ thống Internet Marketing để tận dụng những lợi ích tuyệt vời mà các nền tảng Social Media mang lại.

Nếu bạn thích bài viết Social Media Marketing là gì, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ Social Media Marketing Content Marketing của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.