Private Label là gì? Chiến thuật mở rộng kinh doanh hiệu quả nhất

  • Last update: 11/08/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Private Label là gì? Chiến thuật mở rộng kinh doanh hiệu quả nhất hình ảnh 1

Nếu công ty của bạn đang xem xét bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của mình hoặc thêm sản phẩm mới vào dòng sản phẩm hiện tại, ghi Nhãn hiệu riêng (còn gọi là Private Label) sẽ là một lựa chọn tốt nhất.

Private Label cho phép bạn thuê sản xuất ngoài, tìm nguồn cung ứng, nhập khẩu, vận chuyển và các khía cạnh khác của chuỗi cung ứng từ một công ty khác. Private Label giúp doanh nghiệp bạn có toàn quyền tham gia vào chuỗi cung ứng mà cần xây dựng không gian sản xuất của riêng mình.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thêm nhãn hiệu riêng thì bạn cần hiểu rõ Private Label là gì, cách thức hoạt động cũng như ưu – nhược điểm mà nó mang lại.

Prodima sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu nhé!

Private Label là gì?

Các sản phẩm được sản xuất hoặc cung cấp bởi một công ty => sau đó được dán nhãn thương hiệu của công ty khác => sản phẩm Private Label, còn được gọi là Nhãn hàng riêng hay Nhãn hiệu tư nhân.

Đôi khi còn được gọi sản phẩm OEM (Nhà sản xuất thiết bị gốc) – là những mặt hàng tạo ra nguồn doanh thu có lợi nhuận cho cửa hàng của doanh nghiệp. Nếu thực hiện đúng cách, vừa bán được các các dòng sản phẩm bổ sung mà còn nâng cao mức độ uy tín và sự tin tưởng đối với người dùng.

Private Label là gì
Private Label là sản phẩm của một công ty nhưng được gắn nhãn thương hiệu của công ty khác

Đôi khi bạn đã mua một sản phẩm Nhãn hiệu tư nhân nào đó trong đời. Đó có thể là một chai tương cà có nhãn hiệu ở cửa hàng tạp hóa, thuốc viên từ thương hiệu của bạn hoặc một chiếc áo sơ mi từ Target.

Người dùng dường như cũng cảm thấy thoải mái với Nhãn hiệu riêng và các mặt hàng có nhãn hiệu chung. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn nên cân nhắc việc cung cấp một dòng sản phẩm Private Label, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu và khuyết điểm khi làm việc trong suốt quá trình này.

Danh mục Private Label

Danh mục Private Label là gì thì có thể bạn vẫn còn hoang mang chưa định hình được. Hầu hết danh mục sản phẩm tiêu dùng đều có Private Label, bao gồm:

  • Chăm sóc cá nhân.
  • Đồ uống.
  • Mỹ phẩm.
  • Sản phẩm làm từ giấy.
  • Chất tẩy rửa gia dụng.
  • Gia vị và nước sốt salad.
  • Mặt hàng sữa.
  • Thực phẩm đông lạnh.

Theo báo cáo của Nielsen, mặc dù các sản phẩm Private Label chỉ chiếm 15% doanh số bán hàng tại các siêu thị của Mỹ, nhưng một số loại sản phẩm Private Label đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Các nhà sản xuất Private Label thực hiện giao dịch với các cá nhân hoặc thương hiệu để bán sản phẩm của họ dưới tên của nhà sản xuất khác.

Private Label là một cách tuyệt vời cho những ai muốn bắt đầu bán một sản phẩm mới nhưng chưa có kinh nghiệm. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua sản phẩm của bạn thông qua các nhà sản xuất lớn hơn là một doanh nghiệp chưa có tiếng tăm trên thị trường.

Tuy nhiên, sản phẩm của bạn phải có đủ sức hấp dẫn để thu hút người mua mà không cần thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc chạy quảng cáo thương hiệu.

  • Lưu ý: Nếu bạn đang tìm cách xây dựng thương hiệu của mình, đừng dựa vào chiến thuật Private Label, vì các sản phẩm của bạn sẽ không được người dùng ghi nhận. Phương pháp này sẽ phù hợp với những cá nhân muốn thử nghiệm sản xuất hơn là bắt đầu phát triển thương hiệu nổi tiếng và được tôn trọng.
Private Label là gì? Chiến thuật mở rộng kinh doanh hiệu quả nhất hình ảnh 2
Private Label là chiến thuật phù hợp với những cá nhân muốn thử nghiệm sản xuất

Private Label: Ưu điểm và Nhược điểm

Hiểu được Private Label là gì, chắc rằng bạn cần nắm rõ ưu – nhược điểm của Private Label trước khi bắt đầu thực hiện:

Ưu điểm

Các nhà bán lẻ quan tâm đến việc phủ đầy sản phẩm trên các kệ hàng mang thương hiệu của chính họ. Việc triển khai kỹ thuật Private Label sẽ mang lại một số lợi thế vượt trội, gồm:

  • Kiểm soát quá trình sản xuất: Các công ty bên thứ ba làm việc theo chỉ đạo của nhà bán lẻ và cung cấp quyền kiểm soát hoàn toàn đối với thành phần và chất lượng sản phẩm.
  • Kiểm soát giá cả: Nhờ quyền kiểm soát sản phẩm, các nhà bán lẻ cũng có thể xác định giá thành sản phẩm và định giá có lãi.
  • Kiểm soát lợi nhuận: Nhờ kiểm soát chi phí sản xuất và giá cả, các nhà bán lẻ có thể kiểm soát mức độ lợi nhuận từ sản phẩm của họ.
  • Khả năng thích ứng: Các nhà bán lẻ có khả năng chuyển sang sản xuất một sản phẩm nhãn hiệu riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao.
  • Tính độc quyền: Việc sử dụng Private Label cho phép doanh nghiệp bạn tách biệt khỏi các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là độc quyền bán sản phẩm. Tiếp thị tốt sẽ tạo ra nhu cầu về sản phẩm, mang lại lợi ích cao, vì bạn chính là nguồn cung cấp sản phẩm duy nhất.

Nhược điểm

Nhược điểm của việc thêm một Private Label là rất ít, miễn là bạn có đủ tài chính để đầu tư phát triển một sản phẩm chất lượng.

  • Sự phụ thuộc của nhà sản xuất: Vì việc sản xuất dòng sản phẩm của bạn nằm trong tay công ty bên thứ 3. Do đó, bạn cần tìm hiểu và hợp tác với các công ty có uy tín. Nếu không, bạn sẽ gặp nhiều phiền phức nếu nhà sản xuất đó gặp sự cố.
  • Khó khăn trong việc xây dựng lòng trung thành: Các thương hiệu gia dụng lâu đời có ưu thế hơn và dễ dàng tìm thấy ở nhiều cửa hàng bán lẻ khác nhau. Trong khi đó, bạn chỉ có thể bán sản phẩm tại cửa hàng của mình, hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng mới. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm có hạn lại trở thành lợi thế => thúc đẩy khách hàng có lý do để quay lại và mua hàng nhiều hơn.
Private Label là gì? Chiến thuật mở rộng kinh doanh hiệu quả nhất hình ảnh 3
Private Label sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lượng khách hàng trung thành

Mặc dù các sản phẩm Private Label thường được bán với mức giá thấp hơn so với các “thương hiệu anh em” khác. Tuy nhiên, vẫn có một số Nhãn hiệu riêng được định vị là sản phẩm cao cấp và bán với mức giá cao.

Chọn nhà sản xuất Private Label phù hợp

Trước khi chọn một nhà sản xuất bên thứ 3, bạn nên nghiên cứu khách hàng mục tiêu của mình để hiểu rõ thói quen, sở thích và nhu cầu mua hàng của họ. Từ đó đưa ra nhiều đề xuất tốt nhất cho các sản phẩm Private Label tiềm năng.

Tham dự các sự kiện kết nối hoặc Hội chợ thương mại để cải thiện chất lượng sản phẩm của bạn. Đồng thời tạo mối liên hệ và đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường. Bạn có thể cân nhắc việc cấp bằng sáng chế cho ý tưởng của mình để ngăn đối thủ cạnh tranh tạo ra các sản phẩm tương tự.

Có rất nhiều nhà sản xuất Private Label nổi tiếng hiện nay như Amazon, điều quan trọng là bạn chọn đúng nhà sản xuất phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.

Ví dụ: Vega Coffee lựa chọn giao dịch với các nhà sản xuất kem và các thương hiệu cà phê khác để bán sản phẩm Nhãn hiệu riêng thay vì chuyển sang một thị trường rộng lớn.

Private Label là gì? Chiến thuật mở rộng kinh doanh hiệu quả nhất hình ảnh 4
Dòng sản phẩm Private Label của Vega Coffee

Hiệp hội các nhà sản xuất nhãn hiệu riêng – Private Label Manufacturers Association (PLMA) thường xuyên tổ chức các Hội chợ thương mại, nơi bạn có thể tìm thấy các đối tác tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy họ dựa trên những thông tin tìm kiếm trên Internet.

Một vài nhà sản xuất Private Label nổi tiếng bạn có thể tham khảo:

  • Alibaba: Giúp bạn dễ dàng tìm nguồn sản phẩm bên ngoài Hoa Kỳ. Danh mục tổng hợp các thương hiệu với nhà sản xuất để tạo ra sản phẩm họ mong muốn. Nó bao gồm một loạt các danh mục về: điện tử, đèn chiếu sáng, dụng cụ nấu nướng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
  • Wholesale2b: Cung cấp danh sách Nguồn hàng dropshipping lớn nhất – sẽ hỗ trợ xử lý việc vận chuyển sản phẩm. Do đó, bạn không cần thuê nhà kho để lưu trữ hàng hóa và thuê nhân viên vận chuyển.
  • Worldwide Brands: Được thành lập vào năm 1999, Worldwide Brands thực hiện nghiên cứu về các nhà sản xuất bên thứ ba và cung cấp thông tin cho những người đăng ký. Thư mục này có thể giúp bạn lựa chọn nhà sản xuất Private Label nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Tạo Private Label ngay hôm nay!

Sản phẩm Private Label có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Bắt đầu một cách chậm rãi bằng việc thử nghiệm với một hoặc hai sản phẩm trong toàn bộ dòng sản phẩm.

Đối với một số sản phẩm đầu tiên, bạn hãy để ý xem mặt hàng nào có thương hiệu bán chạy nhất.

Ví dụ: Nếu sản phẩm bạn đang bán là Xà phòng hoa oải hương (lấy thương hiệu mẹ) được gói đẹp mắt, hãy tìm một nhà sản xuất có thể tạo ra mặt hàng tương tự. Đồng thời, thêm điểm nhấn của riêng bạn vào thiết kế, chẳng hạn như dải ruy băng hoặc sticker xinh xắn để tạo ra hình ảnh độc đáo của riêng bạn.

Tùy thuộc vào mối quan hệ hiện tại giữa bạn và nhà sản xuất bên thứ 3 mà có thể thỏa thuận với chi phí thấp hoặc sản phẩm của bạn có thể trưng bày ở một khu vực khác.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều khách hàng đã quen thuộc với các sản phẩm hàng hiệu => các thương hiệu lớn sẵn sàng chi hàng triệu đô la để thuyết phục người tiêu dùng rằng nhãn hiệu của họ tốt hơn so với các sản phẩm Private Label. Do đó, bạn phải thận trọng khi tạo ra dòng sản phẩm của riêng mình, phải thỏa mãn nhu cầu của người dùng thì mới đem lại thành công.

Lời kết

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được Private Label là gì, cũng như những mặt ưu – nhược điểm khi thực hiện các sản phẩm Private Label để có thể đưa ra quyết định phù hợp trước khi bắt đầu triển khai quảng cáo dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.

Xem thêm: