Sẽ có rất nhiều bạn mơ hồ khi search Inbound Marketing trên Google, vì kết quả sẽ là “Tiếp thị hướng nội” hay thậm chí là “Tiếp thị trong bao”!
Cũng vì thế mà mọi người thường nghĩ rằng Inbound Marketing là một thuật ngữ “cao siêu” mơ hồ chỉ dành cho các chuyên gia trong ngành!!!! Và vô hình chung bạn đánh mất cơ hội được tiếp cận và tìm hiểu về phương pháp Marketing cực kỳ hiệu quả và thú vị này.
Nhưng nếu bạn đã có mặt ở đây, chắc chắn Prodima sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi thông tin xoay quanh Inbound Marketing là gì? Cách lập kế hoạch Inbound Marketing? Các công cụ hỗ trợ Inbound Marketing?….
Chúng ta sẽ bắt đầu ngay nhé!
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là một phương pháp tiếp thị thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nội dung và trải nghiệm có giá trị phù hợp với họ.
Mặc dù Inbound Marketing làm gián đoạn đối tượng của bạn với nội dung mà họ không phải lúc nào cũng mong muốn, nhưng Inbound Marketing sẽ hình thành các kết nối mà họ đang tìm kiếm và giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải.

Các vấn đề chung mà Inbound Marketing có thể giải quyết
Khi nói đến việc thực hiện một chiến lược dài hạn, Inbound Marketing là một khoản đầu tư tuyệt vời giúp bạn tăng mức độ nhận biết thương hiệu, tăng lượng khách hàng tiềm năng và cuối cùng là doanh thu.
Vấn đề: Nâng cao nhận thức thương hiệu
Có đến 93% chu kỳ mua hàng bắt đầu bằng tìm kiếm trực tuyến. Nếu doanh nghiệp của bạn xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm hoặc đang hoạt động trên mạng xã hội của người tìm kiếm => sẽ tăng nhận thức về thương hiệu của mình một cách tự nhiên. Để làm được điều đó, cần đảm bảo rằng bạn luôn tạo nội dung và thông điệp phù hợp cho các kênh mạng xã hội của mình.
Vấn đề: Tăng độ tin cậy đối với khách hàng
Bằng cách giáo dục, giải trí và tương tác với khách hàng tiềm năng trước khi họ nghĩ đến việc mua hàng, bạn xây dựng lòng tin => điều này làm tăng khả năng họ sẽ chọn bạn khi đã sẵn sàng mua. Đừng bao giờ đánh giá thấp tác động của việc biến người lạ trở thành người theo dõi trung thành.
Vấn đề: Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng mà không cần đầu tư nhiều
Inbound Marketing là một khoản đầu tư dài hạn mà bạn có thể xây dựng theo thời gian. Kết quả nhận được sẽ tăng lên nhiều lần khi bạn trở nên thành thạo trong việc tạo và quản lý nội dung thu hút khách hàng tiềm năng.
Vấn đề: Lãng phí thời gian và công sức
Khi làm bất kỳ điều gì, bạn càng nỗ lực nhiều sẽ càng vượt qua những thử thách và nhận được “quả ngọt” bạn càng vượt qua được nó. Tuy nhiên, nếu bạn có một chiến lược Inbound Marketing tốt về các chủ đề, nội dung và cách phân phối trên Internet => bạn sẽ tránh được lãng phí về thời gian, chi phí đầu tư và công sức bỏ ra.
3 Yếu tố quan trọng trong mô hình Inbound Marketing

Phân đoạn 1: Attract – Thu hút Sự Chú Ý
Bạn không chỉ muốn người dùng truy cập vào trang web mà còn muốn chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là những khách hàng thân thiết.
Làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Hãy thu hút khách hàng với nhiều nội dung phù hợp vào đúng thời điểm.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ xây dựng chiến lược nội dung để xếp hạng cho các chủ đề quan trọng nhất đối với khách hàng tiềm năng của bạn, bằng cách:
- Xuất bản các bài đăng blog hoặc nội dung video trên các trang mạng xã hội bằng các công cụ Social Media.
- Tạo các chiến dịch quảng cáo để tăng nhận thức về thương hiệu của bạn với đối tượng mục tiêu.
- Trong mỗi giai đoạn, bạn sẽ báo cáo và phân tích những nỗ lực này để luôn nắm rõ những gì đang hoạt động và những điểm bạn cần cải thiện.
Phân đoạn 2: Engage – Kết nối, tương tác
Tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng trên các kênh họ thích – thông qua email, bot, trò chuyện trực tiếp hoặc ứng dụng nhắn tin. Kết hợp với các công cụ chuyển đổi, CTA, biểu mẫu và luồng khách hàng tiềm năng – để nắm bắt thông tin về những khách hàng đã truy cập trang web của bạn.
Sử dụng tất cả thông tin thu thập được về khách hàng tiềm năng trong CRM để cá nhân hóa trải nghiệm trang web bằng cách tạo ra nhiều nội dung chất lượng cao và sử dụng email “thăm hỏi” xuyên suốt hành trình của người mua.
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng lòng trung thành của khán giả với thương hiệu bằng cách nhắm mục tiêu các đối tượng cụ thể với nội dung hấp dẫn trên trang mạng xã hội hoặc thông qua các chiến dịch quảng cáo thu hút.
Phân đoạn 3: Delight – Làm hài lòng
Kết hợp chiến lược Marketing Automation và Email Marketing để cung cấp thông tin phù hợp đến đúng người vào đúng thời điểm.
Đừng quên tạo nhiều nội dung hấp dẫn mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể chia sẻ với bạn bè và gia đình của họ theo nhiều định dạng khác nhau như: Infographic, video…
Lập kế hoạch, triển khai và tối ưu hóa chiến lược Inbound Marketing
Khi nói đến Inbound Marketing – đồng nghĩa bạn càng đầu tư nhiều, lợi nhuận bạn nhận được càng lớn. Tạo nội dung “killer” mang tính cam kết và lồng ghép sự sáng tạo hơn là ngân sách. Bạn không thể “ném tiền” vào nội dung và làm cho nó hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải đặt cả tâm huyết của mình vào nó. Đây là cách bắt đầu:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Xác định đối tượng mục tiêu lý tưởng và tìm hiểu tất cả những gì về họ như: tính cách, sở thích, thói quen, độ tuổi, ngành nghề, vị trí…
Đừng bao giờ viết nội dung để thông báo cho khách hàng của mình cho đến khi bạn hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu chính xác!

Bước 2: Cung cấp nội dung ở từng giai đoạn
Trả lời trước các câu hỏi mà khách hàng của bạn có khả năng mắc phải ở mỗi giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ. Thông qua đó để tạo ra những câu chuyện độc đáo, hấp dẫn của riêng bạn.
Tại sao khách hàng mục tiêu nên lắng nghe bạn?
Như bạn cũng nắm rõ khái niệm về Inbound Marketing là gì mà Prodima đã chia sẻ ở trên – đây là một phương pháp tiếp thị có khả năng chuyển đổi vượt ra ngoài các kỹ thuật tiếp thị truyền thống.
Khác với hướng đến của phương thức truyền thống, Inbound Marketing hướng đến chuyển đổi dựa trên nội dung có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng trong toàn bộ vòng đời của họ – nghĩa là trước, trong và sau.
Ngoài ra, Inbound Marketing mang tính chuyển đổi đặt trọng tâm vào cá nhân hóa và mức độ liên quan nhiều hơn.
Bước 3: Chọn nền tảng tiếp cận phù hợp
Nội dung của bạn càng có giá trị sẽ thu hút sự chú ý của họ và chuyển đổi thành khách hàng thân thiết lâu dài. Một trong những cách có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt nhất là tham gia vào các kênh truyền thông xã hội như Twitter, Pinterest, Facebook, LinkedIn, Zalo…
Bước 4: Tạo và lên lịch nội dung
Điều quan trọng là tạo ra một lịch trình đăng nội dung mới liên tục và phù hợp để tiếp tục thu hút khán giả của bạn. Bằng cách giữ một luồng nội dung giải quyết các câu hỏi, vấn đề và nỗi đau của khách hàng => bạn sẽ duy trì mức độ liên quan và xây dựng thương hiệu của mình như một chuyên gia tư tưởng đáng tin cậy.
Bước 5: Phân tích kết quả và tối ưu hóa chiến dịch Inbound Marketing
Có nhiều số liệu để lựa chọn khi đo lường mức độ thành công của các chiến dịch Inbound Marketing mà bạn đã và đang triển khai.
Cho dù bạn quyết định thực hiện phân tích thứ hạng SEO, xây dựng Backlink hoặc tăng số lượng nội dung được xuất bản…. những dữ liệu thu thập được sẽ cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về cách các chiến dịch của bạn đang hoạt động như thế nào.
Hãy dành thời gian hàng tuần để phân tích các chỉ số, thống kê để bạn có thể hiểu được mức độ hiệu quả của các chiến dịch Inbound Marketing và đưa ra cách cải thiện tốt nhất.

Các công cụ hỗ trợ Inbound Marketing tốt nhất
Giá trị của các công cụ Inbound Marketing không chỉ đơn thuần là tự động hóa, mà còn cho phép bạn nhắm mục tiêu phạm vi tiếp cận và cải thiện việc triển khai chiến lược nội dung hiệu quả hơn.
Những công cụ này sẽ đơn giản hóa nỗ lực của bạn khi tập trung vào việc phân phối nội dung, lưu trữ và quản lý khách hàng tiềm năng cũng như đo lường tỷ lệ ROI của bạn.
Hệ thống quản lý nội dung hiệu quả (CMS) cho phép bạn sắp xếp, lên lịch cho nội dung và phân phối trên các kênh xã hội, cung như thiết lập các blog hoặc bản tin của doanh nghiệp bạn.
Prodima sẽ cung cấp cho bạn các công cụ hỗ trợ Inbound Marketing tốt nhất ngay dưới đây:
Công cụ phân tích
Moz
Moz một công cụ tuyệt vời cho việc phân tích Inbound Marketing, đặc biệt là SEO. Moz cung cấp cho người dùng một bảng báo cáo chi tiết về tối ưu hóa cho mục đích kinh doanh => giúp bạn tìm kiếm “chân trời mới” trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.

Google Analytics
Google Analytics cho phép bạn theo dõi số liệu từ các trang web khác nhau, chẳng hạn như thời lượng truy cập, tỷ lệ thoát, số lượt truy cập và số trang trên mỗi lượt truy cập. Các danh mục này có thể được theo dõi theo địa lý, nền tảng…
Công cụ xã hội của bạn
HootSuite
Hootsuite là công cụ quản lý Social Media miễn phí, cho phép bạn sắp xếp gọn gàng tất cả các kênh truyền thông xã hội của mình chỉ trên một nền tảng quản lý.
Bạn có thể biên dịch, soạn và lên lịch cho các bài đăng của mình với các tính năng tự động hóa cực kỳ tiện ích. Nếu bạn muốn sử dụng các công cụ phân tích và bản báo cáo của Hootsuite thì phải trả thêm phí.
BuzzSumo
Mặc dù không phải là một công cụ quản lý truyền thông xã hội trực tiếp, nhưng việc sử dụng BuzzSumo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung và ngữ cảnh của thông điệp truyền thông xã hội của bạn.
Ngoài ra, BuzzSumo còn được sử dụng như một công cụ để đo lường nội dung được chia sẻ nhiều nhất và những người có ảnh hưởng lớn nhất.
BuzzSumo rất tiện lợi trong việc giúp bạn tạo thông điệp nhắm mục tiêu hiệu quả, cũng như cung cấp cho bạn đủ dữ liệu để xây dựng nội dung tốt hơn.

Công cụ Email và Bản tin
Optimizely
Một công cụ toàn diện tuyệt vời để bạn có thể kiểm tra mọi thứ từ biểu mẫu, CTA cho đến phân tích tổng quát.
Điểm mạnh của Optimizely nằm ở tính năng A/B testing cho phép bạn đo lường số lần lặp lại cũng như đề xuất cách cải thiện phù hợp. Chạy thử nghiệm A/B trên các trang web, Landing Page và email… giúp bạn có cơ hội cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
MailChimp
MailChimp cho phép người dùng sử dụng miễn phí Newsletter Program – Chương trình Bản tin (với điều kiện bạn có dưới 500 người đăng ký).
Đây là một cách tuyệt vời để tiếp cận với các khách hàng tiềm năng và thực hiện các giai đoạn chào hàng – tương tác và thúc đẩy mua hàng của bạn.
Ngoài ra, MailChimp còn cung cấp báo cáo lại với số liệu phân tích đo lường tỷ lệ thoát, tỷ lệ nhấp chuột và hơn thế nữa.

Công cụ Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS) của bạn
WordPress
Là một hệ thống quản lý nội dung miễn phí, WordPress cung cấp hơn 44% các trang web trên toàn thế thế giới. Với bố cục và chức năng đơn giản cho phép bạn sửa đổi các chủ đề và lựa chọn plugin phù hợp với nhu cầu trang web của mình.
WordPress được nhận định là một công cụ tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết các plugin WordPress đều miễn phí và các chủ đề được thiết kế đều thân thiện với thiết bị di động.
- Bài viết liên quan: WordPress là gì? 7 Lý do nên sử dụng WordPress để thiết kế website
HubSpot
HubSpot CRM và CMS là được xem là một trong những nền tảng phù hợp với các nhu cầu tiếp thị, bán hàng, dịch vụ và website doanh nghiệp.
HubSpot được tích hợp và sử dụng làm nền tảng trung tâm – nơi bạn có thể tạo ra những trải nghiệm đặc biệt cho khách truy cập, khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết của mình.
Gần đây, HubSpot đã ra mắt Trung tâm CMS riêng biệt, giúp người dùng có thể quản lý trang web dễ dàng. Đồng thời, hỗ trợ cho các Marketer và các Lập trình viên một nền tảng mạnh mẽ để tạo các ứng dụng hoặc công cụ web.
Chức năng quy trình làm việc của HubSpot cho phép bạn tạo quy trình công việc chi tiết hoặc các chương trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chuyên sâu hơn.
Điều khác biệt của HubSpot là nó tập trung vào cá nhân hóa, kết hợp với việc sử dụng Smart Content (Nội dung thông minh) – bạn có thể tạo trải nghiệm trực tiếp trong email khi gửi đến người đọc.

Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Đối với Inbound Marketing
Nói một cách đơn giản, Inbound Marketing là “lấy người mua làm trung tâm”. Lý giải cho sự thay đổi này là do lượng thông tin ngày nay rất lớn và luôn có sẵn trên Internet cho người dùng – giúp họ giải đáp các thắc mắc và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.
=> Khác hoàn toàn với phương thức truyền thống sẽ chú trọng vào “What (Cái gì)”. Thay vào đó, Inbound Marketing tập trung vào việc “Công ty đó là ai và Tại sao người dùng nên sử dụng sản phẩm đó“.
Đối với Outbound Marketing
Outbound Marketing là tất cả những phương thức Marketing truyền thống mà bạn thường thấy như:
- Quảng cáo trên radio, tivi.
- Thực hiện các cuộc gọi “chào hàng” dựa trên list data được mua trước đó.
- Đặt biển quảng cáo billboards.
- Gửi Email sales hàng loạt đến tệp email người dùng đã mua.
- In ấn Catalog rồi phân phát.
=> Mục đích chính là thu hút sự chú ý của mọi người và “nài nỉ” họ mua hàng!
!!!Tóm lại: Thông qua hàng loạt quảng cáo của tiếp thị truyền thống, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để “thu” khách hàng mới. Trong khi đó, Inbound Marketing tập trung vào sự sáng tạo, tài năng và nỗ lực để tăng tiếp cận với khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng một cách tự nhiên.
Lời kết
Inbound Marketing được các chuyên gia thế giới nhận định là Xu hướng tiếp thị của tương lai – khi tất cả doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tạo giá trị tốt nhất cho người dùng.
Việc “kéo” khách hàng vào website thì vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cần thêm nhiều yếu tố kết hợp như: hỗ trợ, tương tác, nuôi dưỡng… nhiều hơn nữa bằng việc thực hiện các kỹ thuật SEO, xây dựng thương hiệu, Social Marketing và Content Marketing hiệu quả.
Nếu bạn thích bài viết Inbound Marketing là gì, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.