Google Tag Manager là gì? 7 Bước cài đặt GTM trong WordPress đơn giản

  • Last update: 02/11/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Google Tag Manager là gì? 7 Bước cài đặt GTM trong WordPress đơn giản hình ảnh 1

Có thể bạn đã từng nghe đến Google Tag Manager hoặc đã sử dụng GTM nhưng lại không hiểu rõ vai trò của Google Tag Manager là gì, đúng chứ?

Đừng lo lắng, chuyên gia Prodima sẽ giúp bạn hiểu rõ về Google Tag Manager thông qua những chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Chúng ta hãy bắt đầu ngay nhé!

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager (GMT) nghĩa là Trình quản lý thẻ Google – là một công cụ tuyệt vời giúp các Marketer có thể cập nhật và quản lý các thẻ trong website dễ dàng như: thẻ tiếp thị lại (Facebook Pixel, Google Ads), thẻ theo dõi website (Google Analytics) và các thẻ tối ưu chuyển đổi (Crazy Egg, Hotjar, Google Optimize).

Google Tag Manager là gì
Google Tag Manager là một công cụ hỗ trợ người dùng có thể cập nhật và quản lý các thẻ trong website

Nói đơn giản hơn, nếu bạn làm theo cách thủ công thì phải cài Google Ads, Google Analytics, Facebook Pixel… vào mã nguồn của website – tùy vào từng chiến dịch của bạn cần cài nhiều hay ít thẻ. Cũng vì thế mà website của bạn sẽ nặng và load chậm hơn, ảnh hưởng đến hiệu suất trang rất nhiều. Trong khi đó, chỉ cần cài đặt GMT vào website, bạn có thể quản lý tất cả các thẻ mà không cần sử dụng đến mã nguồn của trang web.

Các thành phần của Google Tag Manager

Vậy bạn đã đã nắm rõ Google Tag Manager là gì rồi, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các thành phần chính của GTM sau đây:

  • Account (Tài khoản):

Đây là thành phần quan trọng nhất của GTM. Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh một vài mặt hàng cụ thể thì chỉ cần 1 tài khoản GTM là đủ. Nhưng với các Agency làm việc cho nhiều khách hàng thì phải tạo nhiều tài khoản GTM hơn.

  • Container (Vùng chứa):

Mỗi website sẽ đặt trong 1 vùng chứa (có nhiều tag).

  • Tag (Thẻ):

Là các đoạn mã code mà Prodima đã nói ở trên, cùng rất nhiều đoạn mã khác từ một bên thứ 3 bất kỳ.

  • Trigger (Trình kích hoạt):

Xác định điều kiện cho phép 1 tag hoạt động. Ví dụ: Điều kiện “Đơn hàng thành công” => “Xác nhận đăng ký đơn hàng” sẽ là tag hoạt động.

  • Variable (Biến):

Khi khai báo Variable sẽ giúp Tag và Trigger hoạt động tốt hơn dựa trên mối quan hệ chặt chẽ: Tag phụ thuộc vào Trigger => Trigger lại phụ thuộc vào Variable để xác định điều kiện của giá trị đó có nên kích hoạt hay không. Google Tag Manager sẽ phân loại Variable như sau:

  • Biến tích hợp: Được xây dựng sẵn, giả sử bạn chỉ muốn thiết lập Trigger kích hoạt tại Trang đặt hàng thành công => bạn sẽ cài đặt Biến “Page URL” có chứa URL đó. Bên cạnh đó, có các biến cố định khác như: Page Path, Page URL, Event, Referrer…
  • Biến do người dùng xác định: Được xây dựng bởi người dùng, chẳng hạn như “biến ID” của Google Analytics chính là “Tracking ID code” trong Google Analytics.

Ưu – Nhược điểm khi sử dụng Google Tag Manager

Ưu điểm của Google Tag Manager

Prodima tin rằng phần lớn nhiều Marketer sử dụng Google Tag Manager với mục đích chính là Tăng tỷ lệ chuyển đổi! Nhưng GTM lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm SEO của bạn. Prodima đã thực hiện hàng trăm dự án lớn / nhỏ đã đúc kết một vài ưu điểm của GTM như sau:

Tối ưu các chỉ số Analytics

Bạn có biết GTM có thể đo lường hành vi của người dùng? Điều này giúp bạn dễ dàng tối ưu nội dung, hình ảnh, vị trí đặt CTA cùng các yếu tố liên quan dựa trên hành vi user đã thu thập được => tăng khả năng cải thiện Bounce Rate và Time On Site tốt hơn.

Code các mã chạy Automation

Bạn có thể code các mã chạy tự động trong thẻ <head> bằng GTM. Chẳng hạn như các mã Schema JSON-LD sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian làm Schema cho product hay các bài viết blog.

Bên cạnh đó, GTM còn hỗ trợ nên các mã code giúp cải thiện tốc độ load trang – một yếu tố xếp hạng quan trọng không thể bỏ qua.

Bạn nghĩ rằng GTM sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến website WordPress? Đừng lo lắng, vì khi bạn sử dụng các mã nguồn khác như: Haravan, Sapo, Shopify, Joomla, CMS Made Simple… thì việc cài đặt Google Tag Manager chính là “phao cứu sinh” lý tưởng đó!

Google Tag Manager là gì? 7 Bước cài đặt GTM trong WordPress đơn giản hình ảnh 2
GTM hỗ trợ Code các mã chạy Automation

Nhược điểm của Google Tag Manager

Ngoài những ưu điểm tuyệt vời mang lại thì nhược điểm của Google Tag Manager là gì?

Cần triển khai một vài kỹ thuật

Việc cài đặt GTM vào website sẽ giảm sự phụ thuộc vào các nhà phát triển web, nhưng không phải là 100%. Bạn vẫn cần một vài chuyên gia Lập trình chuyên nghiệp để thêm một số code vùng chứa vào mỗi trang trong website.

Mặc dù Google Tag Manager hỗ trợ rất nhiều mẫu tag để bạn lựa chọn, nhưng với các thẻ tùy chỉnh phức tạp hơn phải đòi hỏi một Lập trình viên có chuyên môn cao để xử lý.

Nếu được kích hoạt đồng bộ sẽ làm chậm tốc độ trang web

Nếu kích hoạt đồng bộ tất cả thẻ theo dõi truyền thống sẽ khiến tốc độ tải trang chậm hơn rất nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả SEO cũng như khả năng bán hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát các thẻ được tạo trong GTM – nghĩa là mỗi thẻ được kích hoạt bất kỳ khi nào, bằng cách sắp xếp thẻ và sử dụng chức năng ưu tiên kích hoạt thẻ.

7 Bước cài đặt Google Tag Manager trong WordPress

Qua những chia sẻ của Prodima, chắc rằng bạn cũng đã hiểu lý do vì sao nên sử dụng Google Tag Manager rồi. Trong phần này chúng ta bắt tay vào cài đặt GTM rất đơn giản chỉ qua 7 bước sau:

Bước 1: Truy cập vào link tagmanager.google.com và đăng nhập tài khoản Google của bạn.

Bước 2: Nhấn vào “Click here to create an account” để tạo tài khoản Google Tag Manager.

Bước 3: Điền tất cả thông tin yêu cầu để tạo tài khoản GTM và Container ban đầu.

Phần Account Setup:

  • Account Name: Tên GTM bạn muốn tạo.
  • Country: Chọn quốc gia bạn đang sinh sống.
  • Tick vào ô “Share data anonymously with Google and others” để gửi tín hiệu đến Google thu thập Benchmarking. Nếu không tick cũng không sao.

Phần Container Setup:

  • Container Name: Tên website của bạn.
  • Where to use Container: Chọn trang web để triển khai – trong trường hợp bạn muốn thực hiện GTM trên AMP, Android hay iOS thì chọn ô tương ứng.

=> Bấm Create để tiếp tục

Bước 4: Tick chọn “I also accept the Data Processing Terms as required by GDPR. Learn more” => chọn “Yes” để tiếp tục.

Bước 5: GTM sẽ cung cấp 2 đoạn code để chèn vào website. Bạn nên copy chúng để sử dụng ở bước sau. Chọn “OK” để tiếp tục truy cập vào giao diện của GTM.

Bước 6: Gắn code GTM Container Tag lên website

Container Tag là một thẻ đặc biệt trong GTM – bạn nên gắn vào tất cả trang trên website để kích hoạt GTM hoạt động.

Container Tag sẽ có 2 đoạn code: <scrip></script><noscript></noscript>. Bạn nên dán đoạn code <script>…</script> vào trong thẻ <head> như sau:

Google Tag Manager là gì? 7 Bước cài đặt GTM trong WordPress đơn giản hình ảnh 3

Còn đoạn <noscript>…</noscript> bạn sẽ dán bên dưới thẻ mở <body> như sau:

Google Tag Manager là gì? 7 Bước cài đặt GTM trong WordPress đơn giản hình ảnh 4

Sau khi gắn code trên website, bạn quay lại giao diện Google Tag Manager => nhấn Submit (Gửi) để cập nhật code. Nếu bạn không có kinh nghiệm, hãy nhờ một Lập trình viên để hỗ trợ (nhằm tránh sai sót).

Bước 7: Kiểm tra GTM đã được kích hoạt hay không

Để check GTM có hoạt động chưa, bạn hãy cài đặt Extension là Tag Assistant (by Google) vào trình duyệt Chrome => mở website và nhấn vào icon Tag Assistant => bấm Enable => F5 trang web => bấm lại vào icon Tag Assistant.

  • Nếu bạn thấy thẻ GMT màu xanh xuất hiện nghĩa là đã cài đặt thành công.

Sau khi cài đặt Google Tag Manager, bạn có thể cài đặt các tag thông dụng như: Google Ads Remarketing, Google Ads Conversion Tracking, Google Analytics…

Cài đặt Google Analytics với Google Tag Manager

Để cài đặt Google Analytics vào website thông qua GTM, bạn cần đảm bảo đã có:

  • Tài khoản Google Tag Manager đang hoạt động.
  • Tài khoản Google Analytics đang sử dụng phải có Tracking ID code của website.

Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành cài đặt Google Analytics với Google Tag Manager qua 5 bước sau:

Bước 1: Lấy Tracking ID của website

Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics => chọn website cần lấy Tracking ID => truy cập vào Admin => chọn Property => Chọn Tracking Info => chọn Tracking Code.

  • Bạn nên lưu Tracking ID đã có vào file text để sử dụng ở bước tiếp theo.

Bước 2: Tạo Google Analytics Tag

  • Đăng nhập vào tài khoản GTM => chọn Container bạn muốn tạo Tag. Prodima khuyến khích bạn nên đặt cùng tên với website sẽ dễ sớ hơn.
  • Truy cập vào giao diện Workspace => chọn Tag => chọn New ở góc phải để thêm Tag Google Analytics mới.
  • Tiếp tục chọn Page Tag Type “Google Analytics–Universal Analytics“, bạn có thể đặt tên Tag và chọn Track Type là Page View

Bước 3: Tạo biến Variable để lưu trữ Tracking ID

Chọn Google Analytics Settings để tạo New Variable. Nếu bạn không cần thì hãy tick vào ô “Enable overriding settings in this tag” => nhập Tracking ID đã copy ở bước 1.

Trong trường hợp bạn chọn New Variable => nên gắn Tracking ID vào một biến tĩnh cố định để dễ dàng tái sử dụng nhiều lần, vì mỗi khi mở Google Analytics sẽ yêu cầu bạn nhập lại Tracking ID.

Prodima có thể ví dụ cho bạn cách đặt tên Variable dễ nhớ như “GG Analytic Tracking ID” => điền Tracking ID (đã có) => các mục còn lại sẽ giữ nguyên.

Bấm “Save” để lưu lại => quay lại màn hình tạo Google Analytics Tag => bạn sẽ thấy tên biến lưu Tracking ID ban đầu đã được điền vào là “{{GG Analytics Tracking ID}}“

Bước 4: Tạo Trigger để kích hoạt Tag Google Analytics

  • Bạn sẽ di chuột xuống phía dưới để tiến hành tạo Trigger kích hoạt Tag Google Analytics bằng cách bấm vào vòng tròn xám trong khung “Triggering”.
  • Sau đó, bạn click “All Pages” để kích hoạt Tag Google Analytics hoạt động trên tất cả trang web.
  • Quay lại màn hình tạo Tag, nếu bạn muốn chặn Tag hoạt động ở một trang bất kỳ => chọn Add Exception để thêm 1 Trigger mới dạng DOM Ready => đặt điều kiện cho chúng là xong.
  • Bấm “Save” và quay trở về màn hình Workspace.

Bước 5: Kiểm tra hoạt động của Tag mới tạo

  • Trước khi Submit (Publish) Tag mới, bạn cần kiểm tra cấu hình đã chính xác hay chưa bằng cách chọn bấm “Preview” bên cạnh nút Submit.
  • Khi xuất hiện ở chế độ Preview => hiển thị một thông báo màu cam cho biết bạn đang trong chế độ Preview và Debug.
  • Reload (F5) lại website => một cửa sổ Debug sẽ xuất hiện, nghĩa là Tag Google Analytics đã được kích hoạt thành công.

Sau cùng, bạn nên thoát chế độ Preview và Submit Tag mới để Google Tag Manager cập nhật Google Analytics lên website là xong!

Lời kết

Bạn đã hiểu được vai trò của Google Tag Manager là gì cũng như cách cài đặt GTM như thế nào qua chia sẻ cực kỳ chi tiết của Prodima trên đây. Hy vọng những kiến thức này sẽ là hành trang tốt nhất cho công việc của các Marketer, quản trị website hay lập trình viên mới về sau.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.