Mặc dù là một trong những thuật ngữ vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nhưng GMV chỉ được nhắc đến nhiều trong chương trình Shark Tank, từ đó mọi người mới dành sự quan tâm và tìm kiếm.
Và câu hỏi đặt ra: GMV là gì? Vai trò của GMV đối với các Marketing và ảnh hưởng đến các công ty thương mại điện tử/công nghệ như thế nào? Hãy cùng Prodima tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
GMV là gì?
GMV được viết tắt từ cụm Gross Merchandise Volume – thuật ngữ về Tổng khối lượng hàng hóa. Chỉ số này giúp các công ty thương mại điện tử hoặc nhà bán lẻ trực tuyến đánh giá hoạt động kinh doanh cụ thể hơn.

Hiểu đơn giản, GMV là Tổng giá trị hàng hóa đã được bán trong một khoảng thời gian cụ thể. Giá trị này sẽ tính bằng đơn vị tiền tệ USD Mua – Bán giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua website. Thời gian để tính tổng GMV thường hạch toán theo quý, năm.
- Tóm lại: GMV là yếu tố không thể thiếu trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu để thúc đẩy hiệu quả bán hàng trên các sàn thương mại điện tử một cách bền vững.
Công thức tính chỉ số GMV
Chúng ta đã tìm hiểu về chỉ số GMV là gì ở phần trên. Để tính GMV thực tế, bạn hãy áp dụng theo công thức sau:
GMV = giá của một sản phẩm x tổng số lượng bán ra của sản phẩm đó
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn bán ra 100 sản phẩm với mức giá 12 USD/ sản phẩm. Chỉ số GMV tổng hợp sẽ là: GMV = 12 x 100 = 1200 (USD)
=> Đây là tổng doanh số mà công ty thu được sau 1 kỳ kinh doanh.
Tầm quan trọng của GMV trong hoạt động kinh doanh
GMV là công cụ quan trọng trong các hoạt động Marketing, đặc biệt mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với các công ty thương mại điện tử trực tuyến ngày nay. Cụ thể:
- GMV giúp doanh nghiệp tính toán mức khấu hao của các khoản phí được chi tiêu trong quá trình hoạt động. Đồng thời, GMV cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp có thể đo lường sự tăng trưởng hàng tháng, theo quý hoặc theo năm.
- Với GMV, các doanh nghiệp sẽ tính được tổng doanh số trong trường hợp cần tích lũy chi phí từ việc bán hàng hóa để tính kết quả chính xác nhất, có thể bao gồm: giảm giá hay hoàn hàng, giao hàng, quảng cáo sản phẩm…
- Việc đo lường chỉ số GMV đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh và nắm rõ doanh thu của mình. Chỉ số GMV khá đúng trong trường hợp các nhà bán lẻ (đóng vai trò bên thứ 3) vào thị trường có sự trao đổi giữa khách hàng và bên mua – không trực tiếp tiếp tham gia các giao dịch này.
- Tính toán chỉ số GMV cung cấp nhiều giá trị tuyệt vời trong kinh doanh thương mại điện tử, đặc biệt là lĩnh vực ký gửi – vì hầu hết các nhà bán lẻ sẽ không thu mua những mặt hàng tồn kho. Mặc dù hàng hóa của doanh nghiệp được lưu trữ tại một địa điểm cụ thể, nhưng các công ty thương mại điện tử vẫn được ủy quyền hoạt động. Do đó các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa vẫn phải chi một khoản phí nhất định. Theo quy trình, khách hàng sẽ đặt mua sản phẩm trên website, trang thương mại điện tử… có quyền yêu cầu lựa chọn sản phẩm muốn mua hoặc hoàn lại khi không ưng ý.

=> Qua đây có thể thấy tầm quan trọng của GMV là gì đối với hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ và website thương mại điện tử. GMV góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động, tăng năng suất bán hàng và duy trì sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
Bất lợi của GMV trong thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của GMV mang lại trong hoạt động định giá doanh nghiệp – còn có các mặt hạn chế khác như:
- Không phản ánh chính xác tổng lợi nhuận của doanh nghiệp dù được tính dựa trên tổng giá trị hàng hóa bán trên sàn.
- Doanh thu được tính chỉ là khoản phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng.
Tùy vào từng nền tảng thương mại điện tử mà chỉ số GMV sẽ khác nhau. Bạn cần xem xét chỉ số GMV chung của từng lĩnh vực bán hàng để nắm bắt tổng quát hoạt động kinh doanh của mình.
GMV vs Các nhà bán lẻ C2C
Các nhà bán lẻ C2C cung cấp một hệ thống hoặc nền tảng để người bán có thể đăng các mặt hàng của họ để khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm.
Nhà bán lẻ đóng vai trò là trung gian tiếp thị giúp quá trình giao dịch giữa người mua và người bán thuận lợi – họ sẽ nhận được một khoản phí hoa hồng nhất định. Người bán sẽ trực tiếp gửi hàng cho người mua sau khi nhận được khoản thanh toán => đồng nghĩa giao dịch hoàn tất.
Mô hình này khác hoàn toàn so với các mô hình bán lẻ trước đây. Trong đó, nhà bán lẻ sẽ nhập hàng từ nhà phân phối hay nhà sản xuất => họ hoạt động như một đại lý được ủy quyền bán sản phẩm.
Một số ví dụ về GMV
Chúng ta đã tìm các thông tin xoay quanh GMV là gì, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số GMV trong hoạt động kinh doanh, Prodima sẽ lấy ví dụ cụ thể dưới đây:
Hai nền tảng C2C được nhận định là lớn nhất hiện nay tại Việt Nam gồm Shopee và Lazada. Giả sứ, trong quý đầu tiên – Shopee bán được 100 sản phẩm với giá 5 $/sản phẩm => GMV của Shopee là 100 X 5$ = 500$.
Trong cùng một quý, Lazada bán được 80 sản phẩm với giá 4$/sản phẩm => GMV của Lazada là 80 x 4$ = 320$.
Bạn sẽ thấy Shopee có GMV tốt hơn so với Lazada. Nhưng điều này không nói lên được điều gì.
Với các nền tảng này, một phần trong doanh thu phải trả cho người bán – Shopee và Lazada chỉ giữ lại khoản phí cố định họ đã tính toán và thỏa thuận ban đầu với người bán.
Tiếp tục với ví dụ trên, Shopee sẽ tính phí 2% => doanh thu thực là 500$ x 2% = 10 USD. Trong khi đó, Lazada tính phí 4% => doanh thu thực là 320$ x 4%=12,8$.
Nhìn vào kết, Lazada hoạt động tốt hơn Shopee => chỉ số GMV không đánh giá chính xác mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp.
Kết luận
Hiểu rõ khái niệm về GMV là gì sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận lại những điểm thiếu sót và đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất hoạt động tốt hơn.
Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.