CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp

  • Last update: 14/05/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 1

Mặc dù có rất nhiều nền tảng cho bạn lựa chọn để tạo các trang web về bất kỳ thể loại nào, nhưng CMS chính là nền tảng thú vị mà doanh nghiệp bạn không thể bỏ qua.

Vậy, CMS là gì? CMS mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cùng rất nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được Prodima chia sẻ từ A-Z trong bài viết này.

Bắt đầu ngay nào!

CMS là gì?

CMS được viết tắt từ Content Management System, là một Hệ thống quản trị nội dung giúp doanh nghiệp có thể quản lý, cập nhật và chỉnh sửa nội dung (gồm text, hình ảnh, video, files, video…) trên website dễ dàng.

CMS là gì
CMS – một hệ thống quản trị nội dung web không thể bỏ qua

Xây dựng hệ thống CMS chuyên nghiệp sẽ giúp trang web của bạn vận hành hiệu quả, tự động mà không cần sự can thiệp từ Lập trình viên.

CMS giúp tối ưu chi phí và thời gian xây dựng, quản lý và bảo trì trang web. Cũng vì mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, không chỉ các cá nhân mà được nhiều doanh nghiệp lựa chọn CMS để thiết kế trang web của mình.

Phân loại CMS

CMS trả phí

Là dạng CMS được xây dựng và đóng gói sẵn, mang hình thức như một giao dịch nhỏ. Bạn chỉ cần mua license và đóng phí support hàng năm là có thể đưa vào sử dụng.

Các đơn vị cung cấp sẽ vận hành, sửa lỗi và nâng cấp hệ thống một cách hữu ích và ổn định.

CMS tự code

Hệ thống CMS này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm về code, vì cần xây dựng lại từ đầu nên vất vả hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bạn có thể tự tạo một CMS riêng biệt, tùy chỉnh linh hoạt và có thể đáp ứng mọi quy trình làm việc từ đơn giản đến phức tạp theo ý muốn.

CMS mã nguồn mở (open source)

CMS mã nguồn mở tương tự các nền tảng Magento, Drupal, WordPress, Joomla… được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp các doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề “khó nhằn” khi xây dựng website.

Lợi thế của hệ thống CMS này là hoàn thiện và phát triển liên tục trong thời gian dài, cũng như giúp các quản trị website ứng biến nhanh chóng để xử lý tình huống hiệu quả.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 2
Một nền tảng CMS mã nguồn mở

Các chức năng của CMS

CMS có nhiều chứng năng hỗ trợ việc điều khiển và vận hành website, gồm:

  • Tạo, lưu trữ nội dung.
  • Cập nhật, chỉnh sửa hay xóa nội dung.
  • Chuyển hoặc chia sẻ nội dung.
  • Quản lý và phân quyền người sử dụng.

=> Đó là lý do các doanh nghiệp nên cài đặt CMS trong trang web để hỗ trợ quá trình hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Vì sao các doanh nghiệp cần sử dụng CMS?

Định nghĩa rõ CMS là gì thì bạn đã hiểu được vì sao các doanh nghiệp phải sử dụng CMS trong trang web của mình để có thể:

Quản lý nội dung

Những nội dung chưa hoàn thành có thể lưu nháp, người dùng có thể quản lý dễ dàng thông qua các thư mục con khác nhau.

Ngoài ra, bạn có thể cập nhật điều hướng nhanh chóng, tự động xuất bản, bổ sung hình ảnh / video hay hạn chế truy cập chỉ trong vài thao tác.

Tối ưu hóa mobile

Các hệ thống CMS đều tương thích với mobile bằng cách tự động điều chỉnh giao diện website cho người dùng di động có thể tìm kiếm và đọc nội dung dễ dàng.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 3
CMS giúp trang web thân thiện hơn với người dùng Mobile

Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng

CMS giúp doanh nghiệp có thể phân mục FAQ để phản hồi / trả lời những bình luận của người dùng nhanh chóng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tương tác cũng như tạo sự tin cậy đối với người truy cập.

Phát triển kinh doanh

CMS cải thiện trải nghiệm người dùng khi xem nội dung trên trang => “giữ chân” họ ở lại tìm hiểu về dịch vụ / sản phẩm lâu hơn => thúc đẩy họ mua hàng => tăng doanh thu => mở rộng thị trường kinh doanh.

Cải thiện danh tiếng online

CMS cung cấp các tính năng hỗ trợ như Email Marketing giúp đội ngũ marketing có thể gửi những nội dung chất lượng, tin tức chất lượng đến khách hàng tiềm năng. Nếu làm việc hiệu quả sẽ thu được danh sách leads mong đợi cũng như tăng sự nhận diện thương hiệu.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 4
CMS đưa thương hiệu doanh nghiệp đến gần với người dùng hơn

CMS hoạt động như thế nào?

CMS cho phép quản trị viên điều hành toàn bộ Dashboard (trang tổng quan) và giao diện người dùng nội bộ.

Nhưng, điều gì khiến các doanh nghiệp yêu thích CMS? Chính là quá trình cài đặt CMS nhanh chóng, không đòi hỏi người dùng phải chuyên về kỹ thuật.

Có rất nhiều hệ thống CMS mã nguồn mở miễn phí dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Bạn không cần phải hiểu rõ về HTML, CSS, JavaScript, PHP hay MySQL mà vẫn sử dụng phần mềm này dễ dàng.

Hầu hết các CMS cập nhật liên tục khi trang web phát triển, cho phép quản trị viên có thể tạo nội dung, thêm hình ảnh và video trực tiếp từ bảng điều khiển. Bạn có thể chọn hệ thống CMS phù hợp để tạo website cho mình.

13 Loại CMS phổ biến doanh nghiệp nên sử dụng

WordPress

WordPress được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP, là nền tảng CMS được sử dụng nhiều nhất trong các website thương mại điện tử quy mô nhỏ, lĩnh vực bất động sản hay những trang bán hàng.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 5
WordPress CMS

Mặc dù ban đầu, WordPress chỉ là nền tảng viết blog, nhưng bây giờ đã vượt qua giai đoạn ấy rồi. Đa phần các doanh nghiệp lựa chọn WordPress để tạo website vì tính dễ dùng và tùy chỉnh linh hoạt, có thể tạo ra bất kỳ dạng website theo mong muốn.

Prodima đánh giá rất cao về mặt quản lý nội dung trên WordPress. Bạn có thể sản xuất nội dung, đăng tải nhanh chóng cũng như tính năng biên tập văn bản tuyệt vời, giúp bạn định dạng bài chuẩn SEO tốt nhất.

Ngoài ra, WordPress còn cung cấp dịch vụ Hosting được tối ưu riêng cho hệ quản trị nội dung CMS WordPress. Khi chọn các gói Hosting này, trang web của bạn sẽ hoạt động tối ưu nhất.

Tính năng chính:

  • Đa dạng tùy chọn quản lý nội dung và xuất bản.
  • Trình Editor nâng cao, giúp bạn tùy chỉnh nội dung dễ dàng.
  • Cung cấp hàng ngàn themes và plugin gồm cả miễn phí và trả phí.
  • Sở hữu một cộng đồng lớn hoạt động sôi nổi.

Nhược điểm duy nhất của nền tảng CMS WordPress là phải cài đặt nhiều plugins để thêm các tính năng mong muốn vào trang web.

Drupal

Ngoài WordPress, Drupal là một trong những CMS “trọng lượng” mà Prodima muốn đề cử cho các doanh nghiệp.

Drupal là một nền tảng linh hoạt với tính năng Custom Post Types, với khả năng phân quyền và quản lý nhiều site đa ngôn ngữ cùng lúc.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 6
Drupal CMS

Ngoài ra, Hệ thống Taxonomy của Drupal cực kỳ nổi bật, được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính an toàn hơn hẳn WordPress.

Tính năng chính:

  • Nhiều tùy chọn đa dạng để tạo Custom Post Type.
  • Trình quản lý mạnh mẽ.
  • Quản lý người dùng cao cấp, phân quyền cụ thể.
  • Hỗ trợ site đa ngôn ngữ.
  • Taxonomy System (Hệ thống phân loại chi tiết).
  • Bảo mật thông tin và độ an toàn cao.

Tuy nhiên, nhược điểm khi sử dụng Drupal là bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm lập trình website, nên sẽ rất khó khăn đối với những người mới bắt đầu.

Magento

Magento CMS là gì? Một nền tảng chuyên nghiệp cho các eCommerce được rất nhiều “ông lớn” ưa chuộng như Ford, Nike và Samsung.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 7
Magento CMS

Magento cung cấp nhiều tính năng thương mại điện tử giúp bạn tạo một cửa hàng kinh doanh trực tiếp chuyên nghiệp, cùng hệ thống quản lý sản phẩm / giao hàng / đơn hàng ấn tượng, quản lý inventories…

Ngoài ra, bạn có thể tạo các Landing Page, triển khai chiến dịch upsell và cross-sell hoặc thêm coupon hiệu quả trên Magento.

Typo3

Mặc dù hệ thống CMS Typo3 không quá phổ biến, nhưng Prodima vẫn đánh giá cao nền tảng này vì có khả năng mở rộng mạnh mẽ, hỗ trợ tuyệt vời cho các Startup và những tập đoàn lớn.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 8
Typo3 CMS

Nhưng Typo3 không phải là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn cải thiện trải nghiệm người dùng. CMS này không phù hợp với những site nhỏ mà dành cho những lập trình website chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, Typo3 vẫn có nhiều tính năng hữu ích, hỗ trợ đa ngôn ngữ cũng như giúp người dùng quản lý nhiều site cùng lúc, tiết kiệm chi phí và công sức hiệu quả.

Ngoài ra, Typo3 cho phép quản trị viên chia sẻ dữ liệu giữa nhiều website với nhau.

PrestaShop

PrestaShop nổi tiếng là nền tảng dành cho các cửa hàng thương mại điện tử SMEs, với hơn 270.000 website kinh doanh online trên thế giới.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 9
PrestaShop CMS

PrestaShop cho phép người dùng thiết kế website, xây dựng cửa hàng trực tuyến và cập nhật dịch vụ / sản phẩm nhanh chóng.

Ngoài ra, nền tảng CMS này đề cao hệ thống tính toán theo quy định pháp lý. Người dùng có thể điều chỉnh quá trình thanh toán và thiết lập thuế theo từng khu vực phù hợp với luật của từng quốc gia…

Joomla

Joomla, một trong những CMS tốt nhất và được nhiều doanh nghiệp cực kỳ yêu thích vì tính linh hoạt cao hơn hẳn WordPress.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 10
Joomla CMS

Joomla sẽ phù hợp với những ai không muốn không phụ thuộc quá nhiều vào văn bản để tập trung quản lý bài viết với nhiều loại Custom Post Type trên website.

Nền tảng này hỗ trợ đa ngôn ngữ, nên bạn không cần cài đặt thêm plugin hay extensions. Ngoài ra, Joomla là lựa chọn tuyệt vời cho những website membership.

Tuy nhiên, Joomla lại không quá thân thiện với những người mới sử dụng như WordPress. Do đó, bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và học cách sử dụng hệ thống CMS này.

Nhìn chung, Joomla không hỗ trợ nhiều template và extension như các nền tảng khác nhưng lại tích hợp sẵn nhiều tính năng hữu ích. Đây là lý do Joomla trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn phát triển web.

Chamilo

Chamilo còn được gọi là Learning Management System (LMS), một nền tảng CMS khác biệt hoàn toàn vì chỉ cung cấp dạng website học trực tuyến – sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn học và dạy học.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 11
Chamilo CMS

Chamilo cho phép người dùng tạo các khóa học trực tiếp từ đơn giản đến nâng cao thông qua các tính năng: Sản xuất nội dung đa phương tiện, tạo câu hỏi nhiều đáp án, bài tập…

Mặc dù khác biệt với các CMS khác vì phân khúc sử dụng, nhưng Chamilo vẫn được nhiều người lựa chọn nhờ vào tính năng tiện dụng và vận hành đơn giản.

Hệ thống CMS này có một cộng đồng lớn, phát triển mạnh ở 2 ngôn ngữ tiếng Anh và Tây Ban Nha, cho phép bạn tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh chóng.

Sử dụng Chamilo giúp bạn quản lý nhiều giáo viên, học sinh cùng lúc và tạo ra các lớp học trực tuyến chất lượng.

Dotclear

Dotclear là hệ thống CMS tuyệt vời giúp bạn tạo một trang blog đơn giản trực tiếp và dễ dùng.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 12
Dotclear CMS

Nền tảng này giúp tăng trải nghiệm người dùng, nâng cao chất lượng bài viết với số lượng tính năng tùy chỉnh linh hoạt.

Người dùng có thể tạo Taxonomy, xuất bản và quản lý nhanh chóng. Các bài viết blog được hỗ trợ dưới dạng HTML, Plain Text và cả dạng Wiki.

Bên cạnh đó, Dotclear còn giúp bạn tạo ra RSS Feed và cài đặt các themes và plugin để thêm tính năng mong muốn.

ImpressPages

ImpressPages không quá phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng hệ thống CMS này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm viết blog đáng kinh ngạc.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 13
ImpressPages CMS

Phần mềm viết bài ImpressPages đẹp mắt và gọn gàng. Ngoài ra, còn cho phép bạn thêm một số Elements như maps và forms mà các CMS khác không hỗ trợ.

ImpressPages dành cho những ai muốn sử dụng nền tảng CMS với giao diện hiện đại, không quá phức tạp. Với trình Builder, bạn có thể kéo – thả và tạo một site đơn giản nhanh chóng.

Ngoài những ưu điểm nổi bật, ImpressPages hạn chế về phần mở rộng, các tính năng sử dụng kém linh hoạt hơn so với WordPress.

Theo nhận định riêng của Prodima, ImpressPages sẽ phù hợp để tạo Landing Page nhằm quảng bá dịch vụ / sản phẩm mới, vì tính tiện dụng và tốc độ truyền tải rất nhanh.

Serendipity

Serendipity được yêu thích vì tính thân thiện cao với người dùng và hỗ trợ tốt cho những trang blog nhẹ.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 14
Serendipity CMS

Nhiều người nhầm tưởng nền tảng này không cung cấp đủ tính năng, nhưng Serendipity “cố ý” làm vậy để cải thiện tốc độ tải trang với khả năng caching mặc định cực kỳ linh hoạt. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng plugins và themes để thêm tính năng

Tóm lại, Serendipity là lựa chọn lý tưởng để tạo những trang blog nhỏ, vì cài đặt nhanh chóng và đơn giản.

Weebly

Weebly là nền tảng CMS hỗ trợ tạo trang blog và website cá nhân với giao diện hiện đại, đẹp mắt nhưng ít người dùng.

Weebly CMS sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, cá nhân hay những nghệ sĩ / họa sĩ muốn giới thiệu profile hoặc showcase Gallery tranh.

Nếu bạn là Photographer thì đừng bỏ lỡ Weebly vì hệ thống CMS này giúp trình bày hình ảnh và video cực kỳ ấn tượng.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 15
Weebly CMS

Shopify

Shopify CMS thích hợp để xây dựng các cửa hàng kinh doanh online. Thực tế, ban đầu Shopify chỉ phổ biến nhất tại các nước Châu u và Mỹ, nhưng hiện tại nền tảng này đã dần dần được đón nhận nhiều hơn tại Việt Nam.

Về cơ bản, Shopify đã thiết kế sẵn trang web cho thuê nhưng chỉ có giao diện bán hàng, không có trang blog, trang tin tức như WordPress.

Điều mà mọi người thích nhất ở nền tảng CMS này là rất chuẩn SEO. Khi sử dụng dịch vụ web Shopify, bạn không cần lo lắng đến các vấn đề kỹ thuật mà có thể xây dựng trang web nhanh chóng bằng những thao tác rất đơn giản.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 16
Shopify CMS

Ngoài ra, Shopify cung cấp 2 ứng dụng OberloBeeketing tuyệt vời cho phép bạn thêm vào website bán hàng của mình.

Bigcommerce

Bigcommerce CMS chỉ mới ra đời và vẫn luôn hoàn thiện theo thời gian. Và chỉ cần nghe đến cái tên này bạn đã biết nền tảng Bigcommerce sẽ dành cho dạng website nào rồi đúng không?

Ưu điểm nổi bật của Bigcommerce là giao diện cực đẹp và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giúp người dùng có thể tạo ra các trang web đẹp nhất.

Chi phí để sử dụng Bigcommerce không quá đắt, chỉ tầm 2,3 triệu/năm. Bạn chỉ cần đăng sản phẩm và tập trung bán hàng, còn kỹ thuật sẽ được họ hỗ trợ hoàn toàn.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 17
Bigcommerce CMS

Làm thế nào để chọn một CMS phù hợp?

Không thể sử dụng một CMS cho tất cả website, bạn cần chọn một CMS phù hợp nhất với trang web của mình mới phát huy hiệu quả hoạt động và mang lại kết quả mong đợi cuối cùng.

Để tìm được CMS tốt nhất, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

Loại website nào bạn cần?

Nếu website e-Commerce thì nên chọn hệ thống CMS dành cho thương mại điện tử như sau:

  • Với site doanh nghiệp nhỏ hay blog cá nhân thì WordPress là sự lựa chọn lý tưởng.
  • Với site doanh nghiệp lớn thì nên chọn Drupal.

Bạn muốn dùng loại themes nào?

Trước khi chọn CMS, bạn nên xem qua các theme hỗ trợ để biết có hợp với style, sở thích của mình không. Hoặc các themes đó có phù hợp với cấu trúc, giao diện website mà bạn mong muốn.

Loại chức năng nào bạn cần cho website?

Xem xét loại CMS đó có cung cấp extension hay plugin bạn đang cần, chính sách bảo mật, caching và những tính năng hỗ trợ khác như: SEO, Marketing, Social Media sharing, quảng cáo PPC trực tuyến…

Chi phí đầu tư vào website?

Bạn phải chi trả cho tên miền và hosting trang web theo định kỳ. Ngoài ra, bạn cần thanh toán để mua themes, extension và plugin vì các phiên bản CMS miễn phí không thể đáp ứng được.

Hãy tính tổng tất cả chi phí phải chi trả / năm so với nguồn vốn hiện có của bạn để quản lý trang web.

Bạn có cần hỗ trợ trong tương lai?

Ví dụ, bạn cần tạo một trang portfolio online, thì nên chọn hệ thống CMS có các plugin dành cho portfolio.

Sử dụng CMS cho website như thế nào?

Đầu tiên cần đầu tư một web hosting chất lượng (để chứa files, nội dung và database) phù hợp với hầu hết CMS.

Khi bạn tạo bất kỳ nội dung mới hoặc có người dùng download dữ liệu trên trang của bạn thì CMS sẽ tự động kết nối tới server, cập nhập và tải file lên. Prodima khuyên rằng bạn nên chọn nhà cung cấp hosting có hỗ trợ CMS tương thích.

Tiếp đến bạn cần đăng ký tên miền (Domain) – là tên của trang web bạn cần điền vào trình duyệt. Có một vài nhà cung cấp hosting hỗ trợ đăng ký tên miền miễn phí khi mua gói dịch vụ hosting của họ.

CMS là gì? 13 Loại hình CMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp hình ảnh 18
Cần đăng ký Hosting và tên miền cho website trước khi cài đặt CMS

Sau khi có hosting và tên miền, bạn có thể cài đặt CMS trên tài khoản hosting của mình.

  • Quá trình cài đặt chỉ mất vài phút, vì các trang web hosting hiện nay đã tích hợp sẵn tính năng cài đặt CMS nhanh chỉnh bằng 1 cú click.

Khi CMS đã hoạt động, bạn có thể truy cập ngay vào backend bằng URL và tên miền quản lý để có thể tạo nội dung hoặc thiết kế website.

Tham khảo thêm:

Lưu ý khi cài đặt CMS cho website

Bạn nên hiểu rằng, CMS không phải là giải pháp toàn diện để xử lý tất cả công việc yêu cầu của bạn. Có những quy định bắt buộc người dùng phải chấp nhận, thậm chí bạn phải chờ kết quả trong một thời gian dài mới được xét duyệt.

Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chấp nhận và nên lưu ý những yêu cầu đưa ra để quản lý nội dung phải phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp bạn.

Bạn hãy dành thêm thời gian để nghiên cứu và dùng thử cho thật kỹ để không phải tốn nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa cũng như chờ đợi những kết quả không theo mong muốn.

Nếu bạn muốn đầu tư vào nội dung trên website – vì đây là tài sản chính mang lại lợi ích và giúp danh tiếng phát triển thì nên tạo một quy trình quản lý nghiêm ngặt nhất cho trang web của bạn.

Thực tế có rất nhiều hệ thống CMS khác mà bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn cho website của mình để đảm bảo hiệu quả vận hành và quản lý chuyên nghiệp nhất.

Lời kết

Bạn cũng đã biết CMS là gì, và nếu bạn sử dụng đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp của mình có thể vươn đến thành công nhất định.

Nếu bài viết này hữu ích với bạn hoặc còn những thiếu sót, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!

Chúc bạn thành công!