Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất

  • Last update: 14/12/2021

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất hình ảnh 1

Nếu bạn làm SEO đúng cách, không chỉ giúp website “leo top” Google, thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn giúp trang web của bạn tránh khỏi Sandbox từ Google ngay khi Google Submit URL.

Tất cả điều này là nhờ vào kỹ thuật Xây dựng liên kết – cụ thể là ứng dụng Schema Markup.

Vậy Schema là gì, cài đặt Schema như thế nào…? Nếu bạn chưa biết gì về Schema – hãy đọc bài viết của Prodima Vietnam ngay nhé!

Schema là gì?

Schema với tên gọi thông dụng là Schema Markup hay Schema.org – một đoạn Code HTML được dùng để khai báo Javascript giúp đánh dấu các Structured Data (dữ liệu có cấu trúc).

Google Support đã đưa ra 3 định dạng chính cho Schema mà các quản trị website cần biết:

  • JSON-LD
  • RDFa
  • Microdata

=> Trong đó, Google khuyên mọi người nên dùng JSON-LD sẽ tốt hơn.

Schema là gì
Schema là một đoạn Code HTML được dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc

Schema xuất hiện do đâu?

Google Support đã đưa ra lý do vì sao họ cần các trang web phải được đánh dấu Structured Data:

  • Google Tìm kiếm phải thực hiện rất nhiều thao tác mới có thể hiểu rõ nội dung của một trang. Để rút ngắn thời gian, bạn hãy giúp chúng tôi bằng cách cung cấp nhiều gợi ý cụ thể hơn về ý nghĩa của các trang thông qua Structured Data”.

Mặc dù là bộ máy lớn nhất thế giới, mỗi giây có thể index hàng triệu trang web, nhưng Google vẫn mất rất nhiều thời gian để hiểu được nội dung của một trang web, nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc đánh giá chất lượng nội dung.

Chúng ta có thể giúp Google hiểu nhanh hơn và thúc đẩy quá trình Index bằng cách đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc trên từng trang web của mình.

Tầm quan trọng của Schema trong SEO

Thực tế, chưa có một bằng chứng nào cho thấy Microdata ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website. Tuy nhiên, Structured Data đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời khi triển khai SEO, cụ thể:

Trang web nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm

Những nội dung được Schema Markup sẽ được Googlebot ưu tiên thứ hạng hiển thị trên kết quản tìm kiếm. Nhờ vậy mà trang web của bạn có thể gây chú ý với khách hàng hơn so với website của đối thủ.

Tăng lưu lượng truy cập tự nhiên

Khi trang web của bạn nằm ở Top đầu trên Google sẽ thu hút nhiều lượt click chuột tự nhiên, góp phần tăng độ thẩm quyền của trang và thúc đẩy doanh thu bán hàng hiệu quả.

Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất hình ảnh 2
Schema Markup giúp trang web hiển thị nội bật hơn trên kết quả tìm kiếm Google giúp thu hút lượt click chuột nhiều hơn

Các loại Schema thường gặp

Hiểu được Schema là gì sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng của thuật toán này. Tuy nhiên Schema có rất nhiều loại mà bạn chưa từng biết đến, dưới đây là một vài Schema phổ biến thường gặp nhất:

Course Schema

Loại đánh dấu lược đồ này thường sử dụng đối với những website dạy học giúp hiển thị thông tin về khóa học, học phí, giảng viên… giúp các học viên có thể dễ dàng tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm.

Service Schema

Loại đánh dấu lược đồ này giúp Google có thể hiểu rõ về các sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Nhờ vậy mà Google có thể hiện thị chính xác trang web của bạn theo truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Job Posting Schema

Schema Job Posting phù hợp với những doanh nghiệp muốn đăng tin tuyển dụng tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Nó giúp hiển thị thông tin chi tiết về công việc của bạn trên trang tuyển dụng của Google để thu hút nhiều ứng viên phù hợp hơn.

Person Schema Markup

Bạn cần đánh dấu lược đồ này để Google có thể hiểu rõ hơn về người dùng mục tiêu quan tâm đến nội dung trên website của bạn.

Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất hình ảnh 3
Ví dụ về Person Schema Markup

Book Schema

Book Schema giúp các nhà kinh doanh / xuất bản sách, có thể hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm như: tác giả, năm xuất bản, tên…

Organization Schema

Lợi ích của Organization Schema là gì? Loại Schema này sẽ tác động tích cực đến Google Knowledge Graph giúp thương hiệu doanh nghiệp nổi bật hơn khi hiển thị trên Google.

Tìm kiếm trang web

Đôi khi bạn sẽ thấy một hộp tìm kiếm hiển thị bên dưới kết quả trang web – cho phép người dùng tìm kiếm trang web mà không cần nhấp vào trang.

Sitelinks

Những Sitelinks sẽ xuất hiện bên dưới link chính của một website khi người dùng tìm kiếm trên Google – góp phần tăng tỷ lệ nhấp chuột không phải trả phí vào trang web của bạn.

Event Schema Markup

Event Schema sẽ hiển thị đầy đủ thông tin quan trọng của một sự kiện gồm: tên, địa điểm tổ chức, thời gian, phần thưởng / quà tặng… trở nên ấn tượng hơn trong mắt người dùng.

Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất hình ảnh 4
Ví dụ về Event Schema Markup

Product Schema

Là dạng dữ liệu có cấu trúc của một sản phẩm, giúp Google có thể hiển thị đầy đủ thông tin quan trọng như giá bán, xếp hạng của khách hàng… giúp nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Recipe Schema

Recipe Schema sẽ hỗ trợ rất tốt cho những trang web cung cấp các loại công thức làm đẹp, nấu ăn… Nó giúp hiển thị thông tin về nguyên liệu, thời gian chuẩn bị / nấu ăn… giúp người dùng có thể xem trước khi click vào trang.

Schema Article

Schema Article thường được dùng với các trang báo giúp Googlebot có thể dễ dàng hiểu các bài viết trên trang web – tăng hiển thị trên các kết quả tìm kiếm hàng đầu.

Local Business Schema

Dạng Schema này giúp Googlebot dễ dàng xác định các sản phẩm, loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Đồng thời, Local Business Schema còn hỗ trợ quá trình làm SEO Local của bạn tốt hơn.

Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất hình ảnh 5
Ví dụ về Local Business Schema

Breadcrumbs Schema

Breadcrumbs thường nằm ở đầu trang – là một đường dẫn text nhỏ giúp người dùng biết được đang ở đâu khi truy cập vào website. Đồng thời, loại Schema này giúp hiển thị vị trí của trang trên Google hoặc danh mục của một website.

Review Schema

Review Schema giúp hiển thị các đánh giá, xếp hạng của một trang web. Nếu bạn chưa sử dụng loại Schema này thì hãy sử dụng ngay vì nó giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột vào trang đáng kể.

Đoạn trích nổi bật

Là một đoạn text ngắn hiển thị trên đầu kết quả tìm kiếm Google, giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng mà không cần nhấp vào link trang web.

Đoạn trích nổi bật sẽ gồm: Định nghĩa, các bước, danh sách và bảng. Phần nội dung của đoạn trích được lấy từ những trang web nằm trong mục Index của Google.

Cách kiểm tra Schema trên website

Bạn cũng đã tìm hiểu về các loại Schema là gì cũng như loại Schema nào được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên để biết được trang web của bạn đã đánh dấu lược bản đồ chưa thì hãy tiến hành kiểm tra qua 2 bước sau:

Bước 1: Truy cập trang công cụ của Google

Tại mục “Tìm nạp URL” => bạn nhập địa chỉ Domain hoặc Link bài viết (theo nhu cầu) muốn => click vào “Chạy thử nghiệm”.

Bước 2: Chờ đợi quá trình nạp và phân tích Schema hoàn tất

Hệ thống sẽ hiển thị kết quả tất cả lược đồ Schema trong URL bạn đã nhập. Nếu có càng nhiều dữ liệu đầy đủ thì chứng tỏ trang web của bạn có cấu trúc tốt giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng crawl và index nội dung nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm tại mục “Lỗi” và mục “Cảnh báo” – nếu chúng xuất hiện thì bạn nên click vào từng mục để tìm hiểu vấn đề và đưa ra cách xử lý ngay nhé!

Prodima Vietnam gợi ý cho bạn nên kiểm tra Schema cho toàn trang web là Local Business (Organization) và những bài viết đã có Schema như: Event, Book, Article và Person.

=> Ngoài ra, bạn có thể tích hợp thêm SiteNavigationElement và Breadcrumblist.

Hướng dẫn chèn Schema vào website WordPress

Schema là gì? Hướng dẫn chèn Schema vào WordPress nhanh nhất hình ảnh 6
Cài đặt plugin Schema Markup

Một cách dễ nhất để chèn Schema vào website là sử dụng plugin “Schema” trong plugin Yoast SEO và tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Schema.
  • Bước 2: Điền các thông tin cơ bản về website như trang liên hệ => tải lên logo trang web. Điền vào các trường như: kết quả tìm kiếm, bảng kiến thức, nội dung… để tối ưu hóa cho từng khu vực.
  • Bước 3: Trong phần này bạn sẽ quyết định nên thêm Schema vào loại bài viết hay danh mục nào của website.

=> Vậy là xong cách thêm Schema vào website WordPress là gì rồi, bạn hãy áp dụng ngay nhé!

3 Chiến thuật về Schema đỉnh cao không phải ai cũng biết!

Dưới đây là 3 tuyệt kỹ về Schema mà Prodima muốn bật mí với bạn để tăng hiệu quả trong việc sử dụng Schema cho website WordPress:

Nên chèn Schema cho từng page

Trước đây chúng ta thường có thói quen tạo Schema 1 lần cho toàn bộ trang web. Tuy nhiên Google đã thay đổi thuật toán rất nhiều, bạn nên có một chiến thuật khác để có thể giúp website hoạt động tốt nhất.

Cách đơn giản chính là tạo Schema cho từng URL trên từng trang để giảm thiểu rủi ro Google Panda sẽ “ghé thăm” nếu có vấn đề về Duplicate Content (trùng lặp nội dung) xảy ra.

Schema nên thêm vào Header

Prodima Vietnam khuyên rằng bạn nên chèn Schema vào Header của trang web sẽ giúp cải thiện thứ hạng tốt hơn. Bạn có thể chèn Schema tại Footer hay trong nội dung bài viết, nhưng sẽ làm giảm tác dụng của Schema.

Lời kết

Bạn cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của Schema là gì và cách chèn Schema vào website WordPress như thế nào. Hy vọng qua những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về Schema trong quá trình phát triển trang web và làm SEO.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.