KOL là gì? Nâng tầm thương hiệu với KOL Marketing!

  • Last update: 14/12/2022

Nguyễn Lê Hoài Thương

Chuyên Gia Digital Marketing

KOL là gì? Nâng tầm thương hiệu với KOL Marketing! hình ảnh 1

Bạn dễ dàng nhìn thấy những người nổi tiếng (không phải ca sĩ, diễn viên) hay các chuyên gia tại các chương trình hay buổi sự kiện đặc biệt. Họ được gọi là KOL – rất nhiều thương hiệu tận dụng điều này để thu hút sự chú ý của công chúng, xây dựng nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới tốt hơn.

Vậy KOL là gì? Vai trò của KOL trong Marketing như thế nào? Nếu bạn đang tìm hiểu về loại hình tiếp thị này thì đừng bỏ qua bài viết của Prodima nhé!

KOL là gì?

KOL được viết tắt từ cụm Key Opinion Leader, được hiểu là “Người có sức ảnh hưởng” – một cá nhân/tổ chức có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực/ngành nghề cụ thể và có tầm ảnh hưởng đến một nhóm cộng đồng nhất định.

KOL là gì

KOL là những người có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, được khán giả quan tâm và tin cậy

KOL Marketing là gì?

Là một hình thức tiếp thị nhờ vào sức mạnh quảng bá của các KOL để kết nối thương hiệu, sản phẩm với người dùng để bán hàng tốt hơn.

Các doanh nghiệp thường lựa chọn KOL phù hợp với lĩnh vực của mình, và mời họ tham dự các buổi sự kiện hay tham gia vào các dự án quảng cáo để nâng cao độ tin cậy của sản phẩm đối với khách hàng. Do đó, tùy vào mức độ ảnh hưởng và sự nổi tiếng của KOL mà mức thu lao sẽ khác nhau.

Ví dụ: KOL nổi tiếng trong lĩnh vực ẩm thực là đầu bếp Phạm Tuấn Hải. Ông có kiến thức chuyên môn sâu sắc về thực phẩm tốt cho sức khỏe trong cuộc sống. Cũng vì mức độ uy tín trong ngành khá cao mà nhãn hàng Anlene đã lựa chọn ông Hải làm đại diện cho dòng sản phẩm sữa Anlene cà phê mới.

Phân loại các nhóm KOL hiện nay

Bạn đã hiểu rõ KOL là gì, chắc chắn cũng phải phân biệt rõ các nhóm KOL hiện tại để đưa ra quyết định hợp tác phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Hiện nay, KOLs được phân thành 3 nhóm chính – dựa trên mức độ ảnh hưởng đối với cộng động, cụ thể:

1. Nhóm Celeb

Họ được coi là khách VIP hoặc Celebrity – gọi chung là SAO. Nhóm KOL này là những người sở hữu độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong một ngành nghề nhất nhất định. Trong Marketing, họ sẽ là hình ảnh – gương mặt đại diện của một nhãn hàng.

Tất nhiên, họ có độ tin cậy trong mắt khách hàng là rất lớn. Việc hợp tác với Celeb mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp.

2. Nhóm Influencer

Họ có thể là doanh nhân thành đạt, người mẫu, diễn viên hài, ca sĩ, diễn viên… và có tiếng nói trong một lĩnh vực và một cộng đồng nhất định, nhưng ở phạm vi hẹp hơn so với nhóm Celeb.

3. Nhóm Mass Seeder

Là những người có tầm ảnh hưởng đến với một cộng đồng nhỏ. Họ thường làm các công việc như: review/đánh giá về dịch vụ hay sản phẩm. Bên cạnh đó, nhóm Mass Seeder có thể chia sẻ nội dung PR từ 2 nhóm trên.

KOL Marketing mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

KOL Marketing đang là xu hướng truyền thông “bùng nổ” mạnh mẽ nhất hiện tại. Đây cũng là một trong những chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu/sản phẩm cực kỳ hiệu quả nhờ độ “bao trùm” của internet và số lượng người tham gia tăng”chóng mặt” trên các trang mạng xã hội như: TikTok, Facebook, Instagram, Youtube…

Đó là lý do các doanh nghiệp sẵn sàng chi một khoản tiền lớn kèm nhiều điều khoản thỏa thuận hấp dẫn trong hợp đồng để có thể mời một SAO nổi tiếng về hợp tác và triển khai các chiến dịch truyền thông đặc biệt.

Prodima đã giải đáp cho bạn về KOL là gì, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao KOL Marketing là chiến lược tiếp thị hàng đầu cho mọi doanh nghiệp trực tuyến – bạn hãy cùng Prodima điểm qua những lợi ích tuyệt vời dưới đây:

1. Tăng nhận diện thương hiệu

Làm thế nào để một thương hiệu mới được nhiều người biết đến? Bất kỳ lĩnh vực nào đều xuất hiện vô vàn các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Việc sử dụng một chiến thuật đặc biệt như KOL Marketing sẽ giúp doanh nghiệp bạn có nhiều lợi thế và nổi bật hơn giữa đám đông.

Thông thường, một thương hiệu lớn sẽ kết hợp với nhiều KOL để thúc đẩy hiệu quả chiến dịch truyền thông đang diễn ra. Nếu bạn đi đúng hướng, khả năng giành chiến thắng trước các đối thủ là rất lớn.

Ví dụ: Vinfast đã mời hơn 100 KOL tham dự sự kiện ra mắt dòng xe mới của mình. Điều này đã tạo ra “cơn sốt” phủ khắp các trang mạng xã hội, mang đến lượng tương tác cực “khủng”.

KOL là gì? Nâng tầm thương hiệu với KOL Marketing! hình ảnh 2

KOL Marketing giúp nâng cao danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên thị trường cạnh tranh

2. Tiếp cận nhiều hơn với nhóm khách hàng mục tiêu

Nhờ vào sức ảnh hưởng của KOL mà doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn so với các chiến dịch quảng cáo PPC thông thường.

Ví dụ: Pepsi kết hợp với nhiều KOL nổi tiếng như ca sĩ Đông Nhi và Isaac trong các chiến dịch quảng cáo mới, vì phần lớn fan hâm mộ của họ là những người trẻ tuổi – và đây cũng là khách hàng mục tiêu mà Pepsi đang nhắm tới.

=> Sự kết hợp này mang về cho Pepsi doanh thu cao hơn.

3. Tăng mức độ tin cậy của dịch vụ/sản phẩm với khách hàng

Khảo sát từ Nielsen cho thấy: Có khoảng 92% người dùng cho rằng họ tin tưởng vào những đánh giá/review từ người nổi tiếng hơn là thông điệp từ các quảng cáo truyền thống.

Điều này cho chúng ta thấy rằng, khách hàng cực kỳ tin tưởng vào các KOL. Những trải nghiệm và đánh giá thực tế về chất lượng sản phẩm từ KOL đưa ra sẽ khiến người dùng trực tuyến tin tưởng => thúc đẩy hành vi mua hàng cao hơn.

Ví dụ: Bạn mở một nhà hàng, nhưng chẳng mấy ai quan tâm cho đến khi một diễn viên, ca sĩ hay người nổi tiếng nào đó ghé đến, check-in và review trên trang cá nhân. Ngay lập tức người dùng sẽ tìm đến nhà hàng của bạn để trải nghiệm.

=> Không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo mỗi ngày mà thương hiệu của bạn vẫn thu hút rất nhiều khách hàng mới. Đây chính là lợi ích lớn nhất khi làm KOL Marketing.

4. Thúc đẩy doanh số => ROI cao hơn

Mục tiêu chung của hầu hết doanh nghiệp khi “chạy” các hoạt động tiếp thị là doanh số bán hàng và lợi nhuận ROI.

Sử dụng KOL một cách thông minh trong các chiến dịch truyền thông trên các trang mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành KPIs đề ra. Kèm theo đó là khả năng tương tác với khách hàng và “chốt đơn” nhiều hơn.

5. Hỗ trợ SEO => cải thiện thứ hạng tìm kiếm

Khi KOL post bài viết liên quan đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bạn trên trang cá nhân và chèn một liên kết dẫn về website sẽ được các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google đánh giá cao. Điều này còn thúc đẩy lượng traffic “đổ về” trang web cao hơn => góp phần nâng cao thứ hạng trang hiệu quả.

KOL là gì? Nâng tầm thương hiệu với KOL Marketing! hình ảnh 3

Thông qua KOL, người dùng sẽ truy vấn các từ khóa liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp nhiều hơn, hỗ trợ việc làm SEO hiệu quả

Trên đây chính là những đáp án rõ nhất khi làm KOL Marketing là gì. Trong phần tiếp theo, Prodima sẽ “bật mí” cho bạn cách chọn KOL phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé!

Tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn KOL là gì?

Để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn KOL phù hợp với bản sắc thương hiệu của mình. Dưới đây là những tiêu chí quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi booking KOL nhé:

1. Reach – Độ phủ

Độ phủ được tính dựa trên mức độ nhận diện của công chúng và lượng người theo dõi của một KOL. Ngoài ra, doanh nghiệp bạn cũng nên xem xét danh tiếng và độ uy tín của KOL – những người xây dựng hình ảnh đẹp, không scandal và được nhiều người yêu mến để lựa chọn phù hợp.

Lưu ý: Đừng chỉ dựa vào lượng người theo dõi “khủng” trên trang của một KOL mà nhận định họ thực sự “hot”, bạn cần xem các chỉ số tương tác thực tế như: bình luận, chia sẻ, lượt thích từ những bài post của họ để đánh giá độ thực – ảo.

Vì lượng tương tác khi KOL đăng tải nội dung của bạn sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm và bán hàng tốt hơn.

2. Relevance – Sự liên quan

Mức độ liên quan sẽ thể hiện qua những yếu tố sau:

  • Personal image – Thương hiệu cá nhân: phong cách thời trang, phát ngôn, quan niệm sống.
  • Fans/ followers – Đối tượng khán giả: thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
  • Demographic – Thông tin nhân khẩu học: lĩnh vực hoạt động, tình trạng hôn nhân, giới tính, tuổi tác.
  • Type of post/ topic – Nội dung bài viết trên trang cá nhân: chủ đề họ quan tâm, văn phong.

Sau khi xác định mục tiêu và lên kế hoạch chiến dịch Marketing cụ thể, bạn cần biết rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai: sở thích, hành vi mua hàng, nhân khẩu học, họ thường tin tưởng và tham khảo thông tin từ ai…bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai khiến khách hàng quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm mà bạn đang tiếp thị?
  • Ai định hướng suy nghĩ và phản hồi những thắc mắc của khách hàng?
  • Ai là người cung cấp thông tin khiến người dùng phải mua hàng?
  • Ai là người thúc đẩy khách hàng khiến họ phải mua hàng?

=> Khi có câu trả lời rõ ràng, bạn có thể thu hẹp nhóm KOL mong muốn và đưa ra lựa chọn phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn kinh doanh thời trang thể thao, thì những KOL có phong cách năng động sẽ phù hợp nhất. Hoặc bạn cần quảng bá sản phẩm dưỡng trắng da thì phải book một bạn KOL có làn da trắng và không tì vết…

3. Sentiment – Chỉ số cảm xúc

Là yếu tố quan trọng nhất khi bạn cần thuê KOL trong chiến dịch Marketing sắp tới. Để chạy một chiến dịch quảng cáo sản phẩm thành công sẽ phụ thuộc vào sự phản ứng của người dùng (tích cực hay tiêu cực) đối với gương mặt đại diện.

4. Resonance – Khả năng tác động đến ý kiến người dùng

Điều này được thể hiện rõ qua sự tương tác của người dùng với nội dung mà KOL tạo ra.

KOL là gì? Nâng tầm thương hiệu với KOL Marketing! hình ảnh 4

Bạn hãy xem lượt tương tác thực tế đối với các bài post của KOL để đánh giá khả năng tác động đến ý kiến của người mua hàng tốt hay không nhé

KOL và Influencer: Đừng nhầm lẫn!

Có thể bạn đã hiểu rõ KOL là gì, nhưng vẫn còn nhầm lẫn KOL và Influencer là một, vi họ đều được sử dụng để triển khai các chiến dịch tiếp thị sản phẩm?! Để giúp bạn dễ dàng phân biệt hơn, Prodima đã tổng hợp những điểm khác nhau giữa 2 nhóm người này dưới đây:

1. KOL từ offline – Influencer từ online

a. KOL

KOL thường được biết đến là những người có kiến thức tốt, tầm nhìn xa và kỹ năng chuyên môn về nhiều lĩnh vực khác nhau. KOL có thể là cầu thủ, chính trị gia, nhà báo, nhà văn, doanh nhân… Chính vì vậy, dù KOL không hoạt động nhiều trên các kênh mạng xã hội nhưng vẫn được nhiều người biết đến.

b. Influencer

Influencer sẽ tập trung hoạt động chính trên các kênh truyền thông xã hội để thu hút lượng người theo dõi nhất định. Ví dụ như Blogger, Youtuber hay Hotface đều là những Influencer phổ biến mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội thì KOL cũng xuất hiện nhiều hơn, nhưng đây không phải là kênh hoạt động chính của họ. Cũng có thể vì điều này khiến nhiều người nhầm lẫn KOL và Influencer là một.
2. Tính chuyên môn

a. KOL

Để trở thành KOL, bạn phải am hiểu sâu sắc về ngành nghề mình đang theo đuổi như: tài chính, kiến trúc sư, đầu bếp, bác sĩ, thiết kế…

b. Influencer

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Influencer nếu có lượt follower trên trang cá nhân cao và nhận được nhiều sự quan tâm, tương tác từ cộng đồng.

3. Mức độ lan truyền

a. KOL

KOL có kiến thức sâu sắc về một lĩnh vực cụ thể nên chỉ lan truyền đến một nhóm cộng đồng cụ thể – những người quan tâm đến lĩnh vực họ đang hoạt động.

b. Influencer

Influencer hoạt động chính trên các kênh online, nên mức độ lan truyền diễn ra ở phạm vi rộng hơn. Thêm vào đó, độ nhận diện của Influencer cũng cao hơn vì khả năng tiếp cận mọi người ở bất kỳ kênh nào.

4. Đối tượng khán giả

a. KOL

Với chuyên môn và kiến thức vững vàng, những ý kiến/đánh giá/nhận xét của KOL sẽ tác động mạnh mẽ đến người dùng. Hầu hết đối tượng khán giả của KOL là những người đang tìm kiếm lời khuyên/nhận định đúng hướng, đúng chuyên ngành từ các KOL.

b. Influencer

Hầu hết người theo dõi Influencer là vì phong cách sống hay style thời trang phù hợp với sở thích của họ, hoặc đơn giản chỉ là “thích”!

Ví dụ: Các nhà đầu bếp chuyên nghiệp là KOL, vì họ có kiến thức cao về lĩnh vực ẩm thực. Trong khi đó, những Youtuber chuyên làm về ẩm thực chính là Influencer, dù không có chuyên môn sâu sắc nhưng vẫn được nhiều người quan tâm về phong cách và cái tính nổi bật của họ.

Chẳng hạn, chương trình ẩm thực “Vua đầu bếp Việt Nam” – nhà sản xuất lựa chọn các KOL để tham gia thay vì Influencer. Bởi vì mức độ uy tín của các KOL trong ngành sẽ cao hơn, thu hút nhiều khán giả quan tâm hơn.

5. Mối quan hệ giữa KOL và Influencer

Nếu KOL hoạt động nhiều hơn trên các trang mạng xã hội thì có thể xem là Influencer. Ngược lại, nếu Influencer không ngừng trau dồi kiến thức và làm tốt ở một lĩnh vực cụ thể thì vẫn có thể trở thành KOL, nhưng sẽ khó thành hơn.

Ví dụ 1: Influencer là KOL

Hannah Olala là một Beauty Blogger (Macro-influencer) khá có tiếng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và theo dõi (hơn 500.000 người). Cô thường xuyên chia sẻ các tips làm đẹp trên các kênh cá nhân Facebook và Youtube.

Vì lượng fan đông đảo và kiến thức chuyên môn về ngành làm đẹp của Hannah Olala nhận được rất nhiều lời mời hợp tác từ Ohui, Sulwhasoo, Lancome, Dermalogica… để review/đánh giá sản phẩm. Nhờ vào điều này, cô ấy từ một Influencer đã trở thành KOL uy tín trong lĩnh vực làm đẹp.

Ví dụ 2: KOL là Influencer

Shark Phạm Thanh Hưng xuất phát là một KOL nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính. Ông tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam với tư cách là một nhà đầu tư => xuất phát điểm là môi trường offline.

Tuy nhiên, ông Hưng vẫn hoạt động sôi nổi trên Fanpage cá nhân với hơn 2.000.000 người theo dõi. Tất nhiên, ông vừa là KOL và đồng thời cũng là một Macro-influencer.

KOL là gì? Nâng tầm thương hiệu với KOL Marketing! hình ảnh 5

Việc phân biệt rõ giữa KOL và Influencer sẽ giúp bạn lựa chọn người đại diện phù hợp với chiến dịch tiếp thị của mình

Lời kết

Prodima đã chia sẻ kiến thức hữu ích về KOL là gì trong bài viết này. Qua đó, bạn có thể thấy KOL đang trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing của các nhãn hàng, và được dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Để chọn được KOL phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, bạn nên tìm hiểu và phân tích đặc điểm của từng KOL, đồng thời kết hợp với các tiêu chí đã kể trên để đưa ra quyết định chính xác nhé!

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.